Co giật do sốt cao là loại co giật phổ biến nhất (4% trẻ mắc phải). Trẻ mắc phải chứng bệnh này thường ở độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Hầu hết những lần co giật đầu tiên xảy ra ở năm 3 tuổi. Nhiệt độ trung bình khi cơn co giật xảy ra khoảng 40°C, mặc dù co giật đôi khi cũng xuất hiện ở trẻ có nhiệt độ thấp hơn mức này. Ai cũng có một ngưỡng co giật nhất định. Với nhiều trẻ, ngưỡng nguy hiểm nằm trong khoảng 41 đến 42°C.
Dấu hiệu và triệu chứng của co giật do sốt cao là gì?
Khi cơn co giật xảy ra, trẻ thường rơi vào trạng thái mất ý thức. Mắt nhìn chằm chằm về một hướng hay đảo lên xuống. Tay và chân cứng đơ. Mỗi cơn co giật kéo dài từ 1 đến 10 phút nếu không có điều trị. Hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất 1 lần co giật trong đời. Và 40% sẽ trải qua cơn co giật lặp lại từ 1 đến 3 lần trong nhiều năm, khiến trẻ sốt nhẹ (thấp hơn 40°C). Sự lặp lại sẽ ngừng xảy ra khi trẻ được 5 đến 6 tuổi. Tuy cơn giật xảy ra khá đáng sợ, nhưng đừng quá lo lắng. Cơn co giật sẽ không gây ra bất kỳ chấn thương não hay cơn động kinh nào.
Sơ cứu cho trẻ khi bị co giật vì sốt cao
Giảm sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt để rút ngắn cơn co giật. Cởi bớt quần áo và đắp khăn lạnh lên trán và cổ trẻ. Nếu cơn co giật vẫn tiếp diễn, hãy lau bằng nước ấm. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ sẽ giảm. Tuy nhiên, đừng cho trẻ vào bồn tắm vì khi cơn co giật xảy ra có thể sẽ gây nguy hiểm. Khi cơn co giật kết thúc,và trẻ hoàn toàn tỉnh táo trở lại, hãy cho trẻ uống thuốc giảm sốt và khuyên trẻ uống nhiều nước ấm.
Bảo vệ đường hô hấp
Nếu trẻ đang ăn hay ngậm gì trong miệng, hãy dùng ngón tay giúp trẻ lấy nó ra để tránh gây nghẹn. Hãy đặt trẻ nằm nghiêng hay trên nằm xấp để cơ thể bài tiết. Nếu trẻ nôn mửa, hãy rửa sạch miệng cho trẻ. Nếu có thể, hãy dùng dụng cụ hút.
Những ngộ nhận phổ biến khi xảy ra cơn co giật sốt cao
Khi cơn co giật xảy ra, đừng gây sức ép đến con trẻ như quát mắng hay ôm chặt, cố hạn chế hành vi co giật của trẻ. Một khi bắt đầu, cơn co giật sẽ không dừng lại dù có bất kì sự can thiệp nào. Nếu trẻ sẽ tạm thời ngừng thở trong 5 – 10 giây, hãy giữ mũi, miệng trẻ thông thoáng để hít thở. Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng trẻ hoặc vắt chanh vào miệng. Điều này là không cần thiết và có thể gây tổn thương tới miệng, răng, và thậm chí là nôn mửa.
Chăm sóc tại nhà cho cơn co giật sốt cao
Hãy sử dụng thuốc giảm sốt (loại uống) dưới sự cho phép của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc giảm sốt trong vòng 48 tiếng sau đó (hoặc hơn nếu cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm)
Thuốc đặt hạ sốt
Hãy sử dụng thuốc đặt hạ sốt trong trường hợp trẻ có cơn co giật sốt cao. Để bảo đảm an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Khi trẻ đã tỉnh táo hoàn toàn, hãy cho trẻ uống thêm thuốc hạ sốt.
Mặc áo quần mỏng
Không mặc áo cho trẻ nhiều hơn 1 lớp quần áo. Đắp quá nhiều chăn hay áo cũng sẽ làm tăng nhiệt độ lên từ 1 – 2 độ.
Uống nhiều nước
Hãy giữ độ cân bằng nước trong cơ thể ổn định bằng việc uống nhiều nước.
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Cơn co giật xảy ra trong hơn 5 phút (canh giờ ngay lúc cơn co giật bắt đầu). Hãy gọi 115.
- Trong mọi trường hợp khác, sau khi cơn co giật kết thúc. Nếu bạn được đề nghị đưa con đến bệnh viện, hãy làm mát cơ thể trẻ trong lúc di chuyển. Mặc ít lớp áo cho trẻ và tiếp tục đặt khăn lạnh lên trán (lưu ý: cơn co giật kéo dài do cơn sốt dai dẳng có thể gây ra bởi việc đắp nhiều lớp áo cho trẻ trong thời gian dài khi di chuyển.)
- Cơn co giật sẽ trở nên nguy hiểm nếu kéo dài quá 30 phút.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:
- Cơn co giật khác lại xuất hiện;
- Cổ bị đơ cứng. (lưu ý: Cằm không thể cúi xuống chạm ngực là triệu chứng của bệnh viêm màng não);
- Trẻ mơ màng hay nói sảng;
- Rất khó để đánh thức trẻ;
- Bệnh tình của trẻ ngày càng nghiêm trọng;
Để cơn co giật do sốt cao không hành hạ trẻ lần nữa
Cách duy nhất để ngăn ngừa hoàn toàn cơn co giật trong tương lai là cho trẻ uống thuốc ngừa co giật khi tới năm 3 – 4 tuổi. Do có tác dụng phụ, thuốc ngừa co giật hiếm khi được kê toa trừ khi trẻ có những vấn đề về thần kinh khác. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để đưa ra quyết định. Cơn co giật sốt cao thường xảy ra vào ngày đầu của bệnh cảm. Mặc dù nghiên cứu xác thực vẫn chưa đầy đủ nhưng việc ngăn ngừa sốt cao sẽ giúp hạn chế co giật. Nếu trẻ từng trải qua cơn co giật, hãy quan sát, chăm sóc trẻ kỹ hơn mỗi khi trẻ bị sốt. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có dấu hiệu nhiệt độ trên 41, 42°C và tiếp tục cho trẻ uống thuốc liên tục trong 48 tiếng đầu tiên khi cơn sốt bắt đầu. Nếu trẻ bị sốt trong lúc ngủ, hãy đánh thức trẻ dậy để uống thuốc hạ sốt.
Bạn hãy hết sức cẩn thận khi chăm sóc trẻ bị sốt, hãy tìm hiểu thêm các triệu chứng nguy hiểm khác khi sốt cao:
Không thể chần chừ khi trẻ bị hôn mê
Mê sảng – cách đối phó và phòng ngừa khi bị sốt
Làm gì khi trẻ mê sảng do sốt trên 38 độ C?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!