Ngực và nhũ hoa là một trong số những khu vực sở hữu làn da nhạy cảm trên cơ thể. Hiện nay có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng này và hầu hết chúng đều vô hại. Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân tạo ra những cơn ngứa rát khó chịu ở nhũ hoa, bạn cần đến khám bác sĩ.
Nếu những cơn đau xảy ra với cường độ cao và gây vô cùng khó chịu, bạn tốt nhất nên đặt lịch hẹn với bác sĩ. Dưới đây 11 nguyên nhân chủ yếu làm nhũ hoa thường xuyên ngứa rát:
Ngực và nhũ hoa là một trong số những khu vực sở hữu làn da nhạy cảm trên cơ thể.
1. Bệnh chàm
Theo Kari Martin, phó giáo sư da liễu tại Đại học Y khoa Missouri, bệnh chàm là một dạng rối loạn da và thường tấn công cơ thể khi bạn tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Bệnh này gây ra những vết sưng nhỏ hoặc các mảng đỏ xuất hiện ở ngực và nhũ hoa.
Bạn có thể tự điều trị bệnh chàm bằng cách tránh tiếp xúc với xà phòng và giữ ẩm cho da thường xuyên nhờ các loại kem chuyên dụng. Thuốc mỡ hydrocortisone là sản phẩm thông dụng được nhiều người ưa chuộng và có thể trị dứt bệnh nếu mỗi ngày bôi hai lần trong tối đa hai tuần. Tuy nhiên, nếu có ý định sử dụng loại thuốc này, bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ da liễu để tránh tác dụng không mong muốn.
Bạn có thể tự điều trị bệnh chàm bằng cách tránh tiếp xúc với xà phòng và giữ ẩm cho da thường xuyên nhờ các loại kem chuyên dụng.
2. Bệnh vảy nến
Giống bệnh chàm, vảy nến là một tình trạng rối loạn ra nhưng lại có liên quan tới cơ chế miễn dịch của cơ thể.
Triệu chứng chính của bệnh là xuất hiện những mảng đỏ, có vảy trên da thường nằm ở khuỷu tay và đầu gối. Tuy nhiên, chúng cũng có thể hiện diện ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể, bao gồm vú và nhũ hoa. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu và có thể dùng thuốc mỡ hydrocortisone để giảm ngứa, hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh.
3. Uống thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau dạng opioid do nhiều nguyên nhân khác nhau như đau nửa đầu nghiêm trọng, gãy xương và phẫu thuật. Tuy nhiên, ngoài việc giảm đau, hợp chất trong loại thuốc này cũng có thể khiến bạn bị ngứa.
Stephanie Gore, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Tổ chức CareMount Medical cho biết, một số thuốc gây mê có khả năng giải phóng histamine trong tế bào, từ đó dẫn đến tình trạng ngứa da.
Để chống ngứa, hãy tắm thường xuyên và giữ cho làn da của bạn được dưỡng ẩm tốt. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamine nếu bác sĩ cho phép.
Ngoài việc giảm đau, hợp chất trong loại thuốc này cũng có thể khiến bạn bị ngứa.
4.Xạ trị
Phương pháp điều trị xạ trị ung thư vú có thể dẫn đến một tình trạng viêm da. Những cơn ngứa rát có thể tấn công ngay sau khi da tiếp xúc với bức xạ hoặc vài tháng, nhiều năm sau đó.
Hiện tượng này xảy ra do các chùm tia bức xạ làm tổn thương và phá hủy các mô sâu trong da. Những dấu hiệu chủ yếu bao gồm vỡ mạch máu, giảm độ săn chắc của da, đau nhức và ngứa.
Giống các tình trạng viêm da, dưỡng ẩm là chìa khóa ngăn ngừa ảnh hưởng không mong muốn đến da của liệu pháp xạ trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp các chuyên gia y khoa để tìm biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Phương pháp điều trị xạ trị ung thư vú có thể dẫn đến một tình trạng viêm da.
5. Mang thai
Nếu đang mang thai, bạn cũng có thể bị ngứa ở nhũ hoa khi đứa trẻ đang dần phát triển trong bụng. Những thay đổi sinh lý thường xảy ra trong thời kỳ mang thai như tăng kích thước nhũ hoa để chuẩn bị cho con bú có thể làm khu vực này bị ngứa.
Khi da phải căng ra để thích ứng với kích thước của nhũ hoa, nó sẽ trở nên khô và làm bạn khó chịu. Một số phụ nữ còn gặp phải những vết rạn trên da và bị kích ứng. Cách tốt nhất nhằm kiểm soát các triệu chứng này là giữ làn da được dưỡng ẩm bằng các loại kem bôi.
6. Cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn trẻ sơ sinh có thể gây khô da. Hơn nữa, da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vào ống dẫn sữa, gây nên tình trạng viêm vú. Viêm vú cũng có thể xuất hiện do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong sữa mẹ hoặc ống dẫn sữa bị tắc, gây ra các vấn đề như đau ở ngực, sốt và các triệu chứng giống cúm. Nếu bạn nghĩ mình bị viêm vú, hãy gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn trẻ sơ sinh có thể gây khô da.
7. Dị ứng
Viêm da dị ứng tiếp xúc xảy ra khi người bệnh bị dị ứng với hóa chất tiếp xúc qua da. Loại viêm da này làm xuất hiện các phát ban màu hồng hoặc đỏ, khô và ngứa. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng, dẫn đến phồng rộp và rách da. Thuốc hydrocortisone có thể hữu ích trong việc chống lại các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bạn vẫn nên đến khám bác sĩ nếu bệnh có xu hướng trở nên trầm trọng hơn.
8. Mặc áo lót không phù hợp
Viêm da dị ứng tiếp xúc cũng dẫn đến sự xuất hiện của các mảng da khô có vảy đỏ. Tình trạng này bắt nguồn do hiện tượng ma sát liên túc lên ngực và nhũ hoa. Vì vậy, nếu lựa chọn áo ngực không phù hợp, vú của bạn có thể bị kích thích và chà xát.
Ma sát cũng có thể xảy ra nếu ngực của bạn không cân xứng. Hơn hết, lựa chọn một chiếc áo ngực phù hợp là việc làm quan trọng giúp ngăn ngừa ngứa rát.
Viêm da dị ứng tiếp xúc cũng dẫn đến sự xuất hiện của các mảng da khô có vảy đỏ.
9. Phẫu thuật ngực
Nếu vừa trải qua quá trình phẫu thuật ngực, bạn có thể gặp phải những cơn đau nhức, ngứa rát vào thời điểm sau đó.
Lyda E. Rojas Carroll, bác sĩ phẫu thuật tại Tổ chức CareMount Medical cho biết, sau khi phẫu thuật, là một phần của quá trình chữa bệnh, histamin sẽ giải phóng và gây ra tình trạng sưng vú. Điều này có thể kích thích dây thần kinh và gây ngứa. Để giảm ngứa do sưng, các chuyên gia khuyên người bệnh nên mặc một chiếc áo ngực chuyên dụng và chườm đá.
10. Ung thư vú
Bệnh paget vú xuất hiện ở nhũ hoa sau đó lan rộng tới vòng da sẫm màu quanh núm vú, làm xuất hiện những nốt đỏ có vảy. Chúng không thể biến mất dù bạn dùng kem bôi.
Tình trạng ngứa rát xuất hiện cục bộ do phản ứng với các tế bào ung thư đang phát triển trong núm vú. Dù đây là hiện tượng hiếm gặp, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Bệnh paget vú xuất hiện ở nhũ hoa sau đó lan rộng tới vòng da sẫm màu quanh núm vú, làm xuất hiện những nốt đỏ có vảy.
11. Nhiễm nấm và nhiễm khuẩn
Không chỉ tấn công âm đạo, nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện trên ngực của bạn.
Hiện nay có một vài tình trạng nhiễm nấm có thể nhận thấy trên ngực, nhũ hoa và nhiễm trùng areola phổ biến ở những bà mẹ đang cho con bú. Vi khuẩn trú ngụ trong các nếp gấp dưới da và sinh sôi nhanh chóng do mồ hôi, hơi ẩm tích tụ ở khu vực này. Những nốt ngứa xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ hồng, vàng cam và thường là các mảng tròn thô ráp.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống nấm như kem bôi clotrimazole hoặc miconazole hai lần mỗi ngày để giảm triệu chứng của bệnh. Nếu phát ban xuất hiện vùng dưới ngực, hãy giữ cho làn da khô nhất có thể và sử dụng một lớp áo lót chèn vào giữa các nếp gấp ở da.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!