Người bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bí quyết sống khỏe - 05/09/2024

Với mong muốn chữa bệnh khỏi hoàn toàn và tránh tác dụng phụ, bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không thật sự là vấn đề nan giải. 

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không là câu hỏi của phần lớn người bệnh tiểu đường. Với mong muốn chữa bệnh khỏi hoàn toàn và tránh tác dụng phụ thuốc Tây y khi sử dụng lâu dài, đây thật sự là một vấn đề nan giải. 

Các chuyên gia Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc suốt đời kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Bởi đây là một căn bệnh mãn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian. Thế nhưng, nếu điều trị tốt, đường huyết ổn định, người bệnh sẽ có cơ hội giảm liều, hoặc tốt hơn là tạm ngưng thuốc tiểu đường trong một thời gian.

Những lầm tưởng của người bệnh tiểu đường

Có một sai lầm mà rất nhiều người bị tiểu đường mắc phải, đó là đánh giá bệnh đơn thuần qua triệu chứng, cảm giác của bản thân hoặc kết quả đo đường huyết tại nhà. Khi không nhận thấy có dấu hiệu của bệnh và đường huyết trở về bình thường, nhiều người thường tưởng nhầm mình đã khỏi bệnh và tự ngưng thuốc điều trị.

Thế nhưng, triệu chứng bệnh tiểu đường chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bệnh tiểu đường không chỉ đơn thuần gây rối loạn chuyển hóa đường mà còn kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và chuyển hóa chất đạm. Những rối loạn này tiến triển âm thầm qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn đầu, biến chứng đến tiểu đường giai đoạn cuối. Không phải giai đoạn nào cũng có những dấu hiệu đặc trưng đủ để phân biệt đó là do bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết được bạn đo hằng ngày tại nhà hay hàng tháng thay đổi theo từng thời điểm đo. Đường huyết khi đói sau ăn của bạn ổn không có nghĩa đường huyết cả ngày cũng ổn. Để đánh giá chính xác lượng đường trong máu có thực sự tốt hay không, bạn cần dựa vào chỉ số HbA1c đo 3 tháng 1 lần. Chỉ số này cũng cho biết nguy cơ biến chứng, đáp ứng với thuốc để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Đường huyết tốt nhưng thất thường và HbA1c cao thì nguy cơ biến chứng trên tim thận mắt, thần kinh… vẫn có thể xảy ra.

Thuốc hạ đường huyết là một trong những phương pháp điều trị mà người tiểu đường phải áp dụng thường xuyên. Nếu biết cách điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc trong một thời gian nhất định.

Trường hợp ngưng hoặc giảm liều thuốc

Người bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?Đường huyết ổn định là một trong những yếu tố có thể cân nhắc giảm liều dùng thuốc

Bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết Tây y trong các trường hợp sau đây:

• Các chỉ số đường huyết ổn định trong thời gian dài: Các chỉ số này bao gồm HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, sau ăn 2h < 7.8 mmol / l  trong ít nhất 6 tháng liên tục.

• Người bệnh dùng thuốc nhưng thường xuyên bị hạ đường huyết: Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết là vã mồ hôi, run chân tay, hoa mắt, đau đầu, đói, mệt…

Người bệnh được giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu các chỉ số tăng trở lại hoặc có triệu chứng đường huyết cao, người bệnh sẽ phải dùng thuốc.

Các dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao bao gồm:

  • Hay khát nước
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Vết thương khó lành
  • Thị lực giảm sút, mắt mờ, nhòe
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên
  • Da khô, bong tróc, ngứa lâu không đỡ

Cơ hội giảm liều thuốc hay tạm ngưng thuốc điều trị sẽ tỷ lệ nghịch với số năm mắc bệnh. Ngay từ khi phát hiện mắc tiểu đường, bạn cần hiểu rõ cách dùng thuốc hạ đường huyết đúng kết hợp các giải pháp hỗ trợ để tránh tăng liều thuốc trong tương lai.

Lưu ý dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?Bạn hãy lưu ý khám bác sĩ thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh và thuốc sử dụng.

Để đảm bảo hiệu quả hạ đường huyết, hạn chế tác dụng phụ và tránh tăng liều thuốc Tây, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ các lưu ý sau:

• Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, đúng loại:Thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimepirid…) nên uống trước bữa ăn. Nhưng Metformin, Acarbose nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế rối loạn tiêu hóa. Liều thuốc và loại thuốc ở mỗi người bệnh là khác nhau, vì vậy bạn không nên tự thay đổi liều thuốc hay dùng đơn thuốc của người khác để sử dụng cho mình.

• Thăm khám định kỳ: Bạn nên kiểm tra chỉ số HbA1C 3 tháng/lần. Chỉ số này đại diện cho đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng, nhờ đó giúp đánh giá hiệu quả điều trị đường huyết khi đói hay sau ăn tốt hơn đo bằng máy thử tại nhà.

Cùng với thuốc Tây, bạn nên kết hợp thêm thảo dược ổn định đường huyết sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn và hạn chế được các tác dụng phụ.

Thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết

Giải pháp sử dụng thảo dược được coi là chiến lược dài hạn để tăng cường chức năng tuyến tụy, ổn định đường huyết, đồng thời phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Trên thực tế, hiệu quả của giải pháp này đã được nhiều người bệnh công nhận và chứng thực qua nhiều nghiên cứu khoa học.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy một số thảo dược truyền thống như Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn có thể bảo vệ tuyến tụy, giảm kháng insulin giúp ổn định đường huyết. Đặc biệt, chúng còn giúp cân bằng cả rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm. Vì thế, các thảo dược này sẽ giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, tránh các rủi ro về tim mạch, tổn thương mắt, thận, hệ thần kinh, nhiễm khuẩn nặng và nhiều bệnh cơ hội khác

Với sự kết hợp của Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn dưới công nghệ bào chế hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường là giải pháp toàn diện giúp phòng ngừa, kiểm soát và cải thiện biến chứng tiểu đường.

Chia sẻ về TPBVSK Hộ Tạng Đường, chuyên gia Lương Lễ Hoàng cho biết: “Nghiên cứu năm 2011 tại Trung tâm Oxy Cao áp TP. HCM cho thấy, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường (*) giúp hạ men gan, giảm HbA1c, hỗ trợ cải thiện biến chứng, nâng cao chất lượng giấc ngủ và tinh thần cho người bệnh”.

Đối các bệnh mãn tính kéo dài suốt đời như tiểu đường, việc dùng thuốc tiểu đường sẽ cần duy trì đều đặn. Nếu dùng thuốc theo chỉ định, kết hợp lối sống lành mạnh và các giải pháp từ Đông y như TPBVSK Hộ Tạng Đường sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh một cách toàn diện và hạn chế được tác dụng phụ của thuốc Tây y.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 6 cách chữa tiểu đường không dùng thuốc giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả
  • Ổn định đường huyết bằng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường
  • Thuốc chống biến chứng tiểu đường: Đừng chỉ phụ thuộc vào thuốc Tây

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!