Nguy cơ mất thính lực ở trẻ có mẹ nhiễm vi-rút zika

Sống khỏe mạnh - 05/11/2024

Mất thính lực là một nguy cơ đối với các nạn nhân nhỏ tuổi nhất của vi-rút Zika.

Vào tháng 2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố sự bùng nổ dịch vi-rút Zika, một trường hợp khẩn cấp liên quan đến mọi người. Nhưng có một ảnh hưởng khác của Zika chỉ mới bắt đầu được thảo luận và tìm hiểu, đó là ảnh hưởng của nó đối với thính giác.

Vi-rút Zika lây truyền từ muỗi tương tự như vi-rút West Nile và sốt dengue (sốt xuất huyết), nhưng gây những tác động nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh và thai nhi của họ. Mọi lứa tuổi có thể bị ảnh hưởng, nhưng những người có các hệ miễn dịch yếu hơn như trẻ nhỏ và người cao tuổi  đặc biệt  dễ mắc. Những nạn nhân người lớn của nó, 4 trên 5 người không có triệu chứng. Những người có các triệu chứng, có thể bị sốt, phát ban, đau đầu, đau khớp, viêm kết mạc và nhạy cảm với ánh sáng, thường hồi phục trong vòng một tuần. Tin xấu là 1 trong 5 người lớn nhiễm bệnh sẽ có những ảnh hưởng kéo dài, và rất nhiều em bé nhiễm Zika khi còn trong bụng mẹ sẽ bị tổn thương não và  các dị tật bẩm sinh kể cả mất thính giác thần kinh giác quan.

Mối liên kết với mất thính giác

Tiến sĩ Viviane Boaventura,  bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng (ENT) tại cái nôi của dịch bệnh ở Brazil, nhận thấy một số bệnh nhân bị nhiễm vi-rút Zika có các triệu chứng liên quan đến thính giác nhiều tháng sau khi các triệu chứng khác đã giảm bớt. Mặc dù phần lớn các bệnh nhân của bà dường như đến nay đã hoàn toàn bình phục, họ vẫn còn những tác động lâu dài.

Nguy cơ mất thính lực ở trẻ có mẹ nhiễm vi-rút zika

Mất thính lực là một nguy cơ đối với các nạn nhân nhỏ tuổi nhất của vi-rút Zika

Viện thính học Mỹ đang tập trung vào các nạn nhân nhỏ tuổi của vi-rút Zika: trẻ sơ sinh có mẹ có triệu chứng của vi-rút thời kỳ đầu thai kỳ. Mất thính lực là một nguy cơ đối với các nạn nhân nhỏ tuổi nhất của vi-rút Zika, như các trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm bệnh có nguy cơ cao bị chứng bệnh đầu nhỏ, được đặc trưng bởi một hộp sọ nhỏ bất thường.

Kích thước đầu nhỏ tự nó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, kích thước đầu nhỏ  là lý do gây ra mối quan tâm của các cán bộ y tế. Khi một thai nhi phát triển, hộp sọ của nó lớn lên để thích ứng với sự phát triển của não bộ. Tiến sĩ Sumit Parikh, một nhà thần kinh nhi khoa tại Bệnh viện nhi Cleveland Clinic, nói: như vậy, 'nếu não không phát triển, thì hộp sọ không phát triển'.

6 điều cần phải biết về vi-rút Zika (Video: Zing.vn)

Và đó chính là vấn đề. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đầu nhỏ đi kèm với tổn thương não, nhưng vi-rút Zika có thể gây ra một dạng nghiêm trọng của đầu nhỏ, trong đó não không chỉ ngừng phát triển, nó trở nên mịn màng thay vì phát triển các rãnh và nếp bình thường. Sự vắng mặt của các rãnh và nếp có nghĩa là diện tích bề mặt ít hơn cho các tế bào thần kinh. Nặng nhất là những trường hợp các bà mẹ có các triệu chứng  của bệnh giữa tháng thứ hai và thứ tư của thai kỳ, khi hầu hết các tế bào thần kinh được hình thành. Tiến sĩ Ganeshwaran Mochida, một nhà thần kinh nhi khoa tại Bệnh viện nhi Boston, nói: 'Đây là giai đoạn quan trọng cho sự hình thành và phát triển các tế bào thần kinh (neurogenesis). Bạn không thể 'bắt kịp' nếu không đủ các tế bào thần kinh được hình thành trong giai đoạn này'.

Các trường hợp đầu tiên của Zika ở Tây bán cầu không được báo cáo cho đến năm 2013, nên nghiên cứu vẫn còn đang trong các giai đoạn bắt đầu và các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra giả thuyết như là nguyên nhân gây ra mất thính lực ở trẻ sơ sinh. Một số bằng chứng chỉ ra vôi hóa trên bộ não của trẻ sơ sinh, trong khi các bằng chứng khác cho thấy không đủ  các tế bào thần kinh hoặc tổn thương thần kinh ốc tai. Lý do không là  vấn đề, Viện Thính học Mỹ (American Academy of Audiology) cảnh báo: trẻ sơ sinh nhiễm vi-rút do mẹ bị nhiễm có thể không có chức năng nghe hoặc chức năng nghe kém ngay khi sanh ra, hoặc mất thính lực có thể xảy ra sau đó. Điều đó có nghĩa là đối với trẻ sơ sinh có nguy cơ cao, việc tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh rất cần thiết và cần được theo dõi với  việc tầm soát khiếm thính giai đoạn  mầm non và tiểu học  trong những năm tiếp theo.

Nguy cơ mất thính lực ở trẻ có mẹ nhiễm vi-rút zika

Mẹ bầu cần đặc biệt tránh muỗi đốt để phòng ngừa vi-rút Zika (ảnh minh họa: Internet)

Phòng vi-rút Zika

Vì Zika lan truyền qua vết cắn của muỗi Aedes nhiễm bệnh hoặc qua tiếp xúc tình dục với những người  đã bị nhiễm Zika, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo: những phụ nữ mang thai hoặc những người dự định có thai trong tương lai gần tránh đi đến khu vực lây truyền của vi-rút, chẳng hạn như Nam Mỹ, vùng Caribbean, New Guinea và Nam Florida. Trung tâm này cũng đề nghị  tránh quan hệ tình dục với những  người gần đây đã đi du lịch đến các khu vực này. Và nếu bạn phải đi đến một khu vực có dịch bùng nổ, hãy sử dụng thuốc chống muỗi hiệu quả cũng như mặc quần dài và áo dài tay bất cứ khi nào có thể.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã bị nhiễm vi-rút Zika và đang bị ù tai, chóng mặt hoặc mất thính giác, hãy đến gặp các nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe thính giác ngay lập tức. Và nếu bạn  có những triệu chứng của Zika trong khi mang thai, hãy chắc chắn khám sàng lọc khiếm thính bé sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi sinh,  cũng như  can thiệp sớm rất quan trọng trong các trường hợp mất thính giác thời thơ ấu.

>> Xem thêm: Xét nghiệm tầm soát Zika có nhiều hạn chế

TTƯT.BS.CKII. Nguyễn Thị Bích Thủy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!