Quế có rất nhiều tác dụng tốt và nhất là quế luôn mang lại hương vị thơm ngon cho nhiều loại bánh ngọt. Tuy nhiên bạn cũng cần nắm rõ những tác dụng phụ của quế từ góc nhìn y học để vừa có được những lợi ích tối đa từ quế cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Tích lũy độc tố
Chỉ nên dùng 6gr quế hàng ngày trong 6 tuần hoặc ít hơn thế (Ảnh minh họa: Internet)
Cũng như nhiều thứ khác, khi dùng trong một khoảng thời gian thì nó sẽ tạo nên một lượng độc chất nhất định trong cơ thể. Theo như Bộ y tế Hoa Kỳ, chỉ nên dùng 6gr hàng ngày trong 6 tuần hoặc ít hơn thế, đây là mức độ an toàn cho cơ thể con người. Chúng tôi khuyên bạn nên ngưng sử dụng quế sau 6 tuần, vì như vậy độc chất sẽ được thanh lọc khỏi cơ thể. Hoặc nên dùng trong 5 ngày sau đó ngưng sử dụng 2 ngày.
2. Tăng nguy cơ sinh non
Phụ nữ có thai không nên sử dụng quế. Vì quế sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc co thắt tử cung. Trong khi quế giúp giảm đau dạ dày hay chứng đầy bụng thì bạn cũng nên tránh sử dụng quế khi đang mang bầu. Thỉnh thoảng sử dụng vẫn có thể an toàn, nhưng nên tránh hết sức có thể, nhất là những viên thuốc dầu quế.
3. Chứa chất Coumarin
Với những ai muốn sử sụng quế hàng ngày cho các mục đích như giảm cân hay các vấn đề sức khỏe khác thì nên chuyển sang sử dụng quế Ceylon (màu nâu và mỏng), vì nó chỉ chứa 0,04% chất Coumarin. Coumarin có thể dẫn đến suy gan nếu sử dụng hàng ngày hoặc với liều lượng cao. Có một thời kì, Châu Âu đã từng cấm sử dụng quế Causia (màu đỏ, dày, hay còn gọi là quế trung quốc (Chiness cinnamon)) vì tác dụng phụ của nó với gan.
4. Gây loãng máu
Quế gây ra hiện tượng máu loãng. Đặc biệt là với quế Cassia. Quế Ceylon không có tác dụng phụ này. Đặc tính làm loãng máu này của quế Cassia có tác dụng như chất chống đông máu, và rất hữu hiệu cho những ai mắc phải bệnh tim. Nhưng cũng nên cẩn thận, không nên sử dụng nó kết hợp với các thuốc làm loãng máu khác.
5. Dị ứng
Có một nhóm thiểu số người bị dị ứng với quế dù họ đã từng sử dụng quế trước đây mà không hề gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Các triệu chứng thường là: Chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (đặc biệt là với dầu quế), đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ (nhịp tim loạn, chóng mặt, choáng, giảm huyết áp đột ngột) và buồn nôn.
Dị ứng quế không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên bạn đưa ra các biện pháp phòng tránh sử dụng quế nếu bạn biết mình dị ứng với nó.
Các triệu chứng dị ứng với quế thường là: Chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (Ảnh minh họa: Internet)
6. Rát da
Nếu bạn chạm vào dầu quế mà không trộn nước, thì da sẽ bị rát và cảm giác như bị bỏng giống như với bột ớt. Hãy luôn đeo găng tay hoặc luôn cẩn thận để không bị dầu quế dính vào tay.
7. Tăng nhịp tim
Sử dụng quế với liều lượng cao có thể gây nguy hiểm cho những ai có vấn đề về tim, vì quế sẽ làm tăng nhịp tim. Dầu quế chưa pha nước làm tăng nhịp tim, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do vậy khi sử dụng dầu quế, phải luôn trộn nước với tỉ lệ dưới 2%, đây là tỉ lệ an toàn với hầu hết mọi người.
8. Xung đột kháng sinh
Ở nhiều mặt quế có tác dụng như là kháng sinh. Vì vậy khi sử dụng thuốc kháng sinh với quế sẽ giống như đang sử dụng gấp đôi liều thuốc kháng sinh. Hãy ngưng dùng quế trước khi sử dụng thuốc kháng sinh.
9. Tăng nhiệt
Theo như Đông y thì quế có tác dụng làm tăng thân nhiệt (mang tính nóng). Do vậy không nên ăn quế cùng các đồ có tính nóng khác. Nhưng cũng nhờ đặc tính này mà quế cũng rất tốt cho đồ uống ấm vào mùa đông hoặc cho người bị viêm khớp.
>>> Xem thêm: Phân biệt giá đỗ ngâm hóa chất và giá đỗ sạch
Bình Tri (TH)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!