Trẻ em ngủ ngáy có thể là dấu hiệu đáng lo ngại hơn việc ngủ ngáy ở người lớn. Các nhà khoa học cho biết ngáy khi ngủ ở trẻ em có thể là triệu chứng của bệnh dị ứng bẩm sinh. Các bậc phụ huynh cần lưu ý và tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em để có phương pháp điều trị kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe tốt cho con cái của mình.
Bệnh ngủ ngáy ở trẻ emtuy không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bé những cũng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nhiều bé khi ngủ có hiện tượng ngáy rất to như người lớn khiến gia đình không khỏi ngạc nhiên và lo lắng không biết ngáy ngủ có nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ không. Trên thực tế, hiện tượng này ở trẻ em khá bình thường và bố mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ hô hấp của bé còn hẹp và chứa nhiều nước bọt. Nhưng nếu ngủ ngáy trở thành thói quen kinh niên của bé thì có thể bé bị bệnh hô hấp nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể là tác nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ
1. Nguyên nhân trẻ ngủ ngáy
Trẻ bị cảm lạnh
Thông thường, tất cả trẻ ngủ ngáy khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, vẫn có số ít trẻ ngủ ngáy hằng đêm dù sức khỏe vẫn bình thường. Ngủ ngáy thường phổ biến hơn ở những trẻ bị thừa cân và những trẻ thường phải tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động. Lý do chủ yếu là do việc amidan to lên và bổ sung thêm những hạch hạnh nhân ở họng. Khi mà cơ ở vòm họng của trẻ không phải hoạt động nhiều trong quá trình ngủ, các amidan và những hạch hạnh nhân chính là nguyên nhân làm hẹp (cản trở, gây tắc) luồng không khí trong cổ họng.
Tư thế ngủ kỳ lạ
Ví như, một vài trẻ em trong giấc ngủ ban đêm thì thường bị hẹp luồng không khí sẽ ngủ với tư thế lưng nằm trên gối làm cho đầu của chúng lộn ngược xuống dưới, hay cổ của chúng sẽ bị kéo căng ra giống như là người làm xiếc diễn trò nuốt một cây kiếm vậy. Có lẽ những tư thế ngủ này làm cho lưỡi dốc xuống ra đằng sau cổ họng.
Đường thở bị cản trở
Ngủ ngáy xuất hiện khi đường thở của bé bị tắc bởi dịch (nước mũi) hoặc tiết nước bọt không ngừng. Khi đó, đường thở không được thông thoáng nên bé phải cố sức để thở và sau cùng dẫn đến hiện tượng ngủ ngáy. Điều này thường xảy đến khi bé bị dị ứng hay cảm lạnh.
Sùi vòm họng
Nếu ngủ ngáy có dấu hiệu mạn tính, nó có thể là triệu chứng nguy hiểm. Ở một số trường hợp, bé ngủ ngáy là do sùi vòm họng, làm cản trở không khí lưu thông qua hệ hô hấp.
Ngưng thở tạm thời khi ngủ
Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ, khá phổ biến ở bé sơ sinh. Khi ấy, bé xuất hiện những tiếng ngáy to theo nhịp đều đều.
2. Cách chữa trị bệnh ngủ ngáy ở trẻ em
Nếu cha mẹ nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé bắt nguồn từ những nguyên nhân liên quan đến rắc rối về sức khỏe, bạn nên đưa bé đi khám. Những bé xuất hiện trục trặc về giấc ngủ nên được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé (bao gồm cả việc hạn chế bé xem tivi).
Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.
Cha mẹ cũng nên thử điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé bằng cách cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm và cho bé nằm nghiêng. Tư thế ngủ này có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.
Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên, bé vẫn ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm.
Sau khi tham khảo nguyên nhân của chứng ngủ ngáy ở trẻ em và nắm được những cách điều trị cho bé qua bài viết trên, hi vọng các bậc phụ huynh đã có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về căn bệnh này để có những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà bạn.
Trương Thủy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!