Nguyên nhân nào 'chưa già đã lẫn'?

Các bệnh - 11/24/2024

Bệnh hay quên (đãng trí) gây suy giảm não bộ nếu lặp lại thường xuyên trong thời gian dài. Bệnh không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày mà còn tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già. Tình trạng nhớ nhớ, quên quên ở người trẻ ngày càng phổ biến, tại sao?

Dấu hiệu chung của bệnh này là cảm giác mơ hồ, lúc nhớ lúc quên về những điều bản thân sẽ cố gắng thực hiện nhưng không thể nhớ ra. Thông thường, điều này diễn trong khoảng thời gian ngắn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Chứng bệnh hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận trong ửng xử giao tiếp.

Dưới đây là một số nguyên nhân

Trầm cảm:Khi tâm trạng không tốt, chúng ta thật khó để tập trung làm một điều gì đó. Tuy nhiên không ai có thể tránh được chứng trầm cảm, trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này nếu thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng của lứa tuổi.

Không kiểm soát được tâm lí và hành động trong một khoảnh khắc nào đó có thể khiến những người trầm cảm mất đi người thân yêu hay bị các thành viên khác trong gia đình hiểu lầm.

Giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể tăng khả năng hay quên và không tập trung.

Nguyên nhân nào 'chưa già đã lẫn'?

Rối loạn tâm trí:Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một số người, điều này thoạt đầu có vẻ thú vị và đầy thử thách nhưng về sau có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và căng thẳng. Khi bộ não phải làm việc quá tải, họ sẽ bị cảm giác rối loạn, lạc lối. Với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém là hệ quả dễ phát sinh và điều duy nhất giúp giải quyết chuyện này là tập trung vào một việc tại một thời điểm. Bộ não càng phải xử lí nhiều việc cùng lúc thì khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.

Thiếu ngủ:Khi thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi đó những thông tin lưu trữ không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, điều này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.Giấc ngủ giúp cơ thể và tâm trí có cơ hội tái tạo và sửa chữa những phần tế bào, mô đã hao mòn. Ngoài ra, quá trình sóng não được tạo ra khi ngủ cũng là lúc trí nhớ được lưu trữ. Các sóng não cũng có thể chuyển phần ghi nhớ tới vỏ não trước trán, tức là các phần chứa trí nhớ dài hạn. Hãy ngủ đủ giấc nó là điều kiện đầu tiên giúp cải thiện trí nhớ, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Thiếu vitamin B1:Vitamin B1 (Thiamine) giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.

Đối với những người không nhận được đủ lượng thiamine từ chế độ ăn uống, họ có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Để ngăn chặn tình trạng này, nên chú ý bổ sung vitamin B1 tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: Mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt dẻ, gà, gan, thịt lợn…

Do các bệnh lý:Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên.

Nguyên do bệnh ở não và chấn thương não:Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và hay quên.

Do thuốc và chất gây nghiện:Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Chứng hay quên ở người trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị.

Chữa bệnh quên ra sao?

Để khắc phục chứng bệnh 'chưa già đã lẫn', các chuyên gia khuyến cáo:

1. Người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách: tránh căng thẳng, stress kéo dài

2. Không làm nhiều việc cùng một lúc

3. Ăn uống lành mạnh

4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

5. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đọc sách báo và tham gia các hoạt động cộng đồng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tạo thói quen ghi chép, lên kế hoạch các công việc cần thực hiện trong thời gian sắp tới, sau đó đặt vị trí dễ quan sát nhất. Ngoài ra, nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!