Không chỉ khiến cho chất lượng tình dục của nam giới suy giảm mà hiện tượng dương vật cong còn khiến cho họ luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm về hình dáng cậu nhỏ của mình, lâu dần dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Vậy nguyên nhân khiến dương vật bị cong khi cương là gì và tác hại của nó ra sao? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
1. Dương vật như thế nào thì bị coi là cong?
Bình thường cậu nhỏ của mọi nam giới khi cương lên sẽ có trục thẳng (nghĩa là điểm gốc dương vật và điểm đầu dương vật cùng nằm trên một mặt phẳng). Khi “cậu nhỏ” cương lên và gặp hiện tượng hơi lệch về bên trái, bên phải hoặc lên trên thì điều đó đều được coi là bình thường và sẽ không gây ảnh hưởng gì đến chuyện sinh hoạt về sau. Bạn không nên quá lo lắng mà tìm cách uốn hay bẻ, gây chấn thương cho “cậu nhỏ” hoặc có thể làm cho “cậu nhỏ” bị gẫy.
Chỉ khi trục của dương vật tạo với mặt phẳng ngang của cơ thể một góc lớn hơn 0 độ thì mới coi là cong.
2. Dương vật cong có phải là một thứ bệnh?
Điều này là hoàn toàn chính xác. Đây được coi là bệnh xơ cứng vật hang. Dạng bệnh này được coi là lành tính, nguyên nhân là do các mảng xơ hoặc cục xơ cứng phát triển giữa hai lớp áo của tổ chức cương ở dương vật (vật hang) gây co kéo và dính chắc làm cho dương vật cong và biến dạng khi cương lên.
Khi mảng xơ phát triển ở mặt lưng dương vật hậu quả sẽ làm cho dương vật cong gấp khúc lên trên còn khi nó phát triển ở mặt bụng của dương vật thì nó sẽ làm cho dương vật conggấp khúc xuống dưới. Cũng có thể mảng xơ nằm ở cả hai mặt làm cho dương vật lồi lõm và ngắn lại.
3. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng dương vật cong
Hiện tượng cong dương vật khi cương cứng của quý ông thường do những nguyên nhân sau:
Rối loạn bên trong cơ thể: nam giới mắc các bệnh về mỡ máu, tiểu đường, ... sẽ khiến cho thần kinh bên trong cơ thể rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến hình dáng cậu nhỏ.
Quan hệ tình dục quá mức: quan hệ thô bạo, sai tư thế, sử dụng chất kích dục, ... khiến cho vật hang bị tổn thương, chảy máu, tụ máu trong thời gian dài, dần tạo nên các mảng xơ bám vào cậu nhỏ cuối cùng là hiện tượng dương vật bị cong khi cương cứng.
Do dải cân Dartos dày xơ hóa bất thường: dải cân Dartos này chạy từ cân Scarpa của thành bụng tới quy đầu của cậu nhỏ, kéo thân cậu nhỏ ngược về phía sau, lớp da cậu nhỏ lại không được cố định tốt, từ đó khiến cậu nhỏ bị cong mỗi khi cương cứng.
Nam giới quá béo.
Mắc bệnh Peyronie.
Quan hệ tình dục quá độ cũng là nguyên nhân khiến cậu nhỏ bị cong.
3. Tác hại của tình trạng dương vật cong
Tuy không là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của nam giới, nhưng tình trạng dương vật bị cong khi cương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tình dục và chất lượng “yêu” của nam giới, cụ thể như:
Cậu nhỏ bị cong mỗi khi cương cứng sẽ khiến cho nam giới luôn có cảm giác đau đớn, căng tức, khó chịu.
Nếu dương vật bị cong khi cương ở một góc trên 20 độ sẽ khiến quá trình giao hợp trở nên vô cùng khó khăn, nam giới có cảm giác đau rát.
Do tác động của các mảng xơ bám trên thành cậu nhỏ, khiến hình dáng cậu nhỏ trở nên dị dạng, chiều dài bị rút ngắn đi rất nhiều so với thông thường, làm cho cậu nhỏ mất đi tính thẩm mỹ.
Khi quan hệ nếu bạn tình dùng tay sờ vào cậu nhỏ sẽ nhận thấy rõ những vết lồi, lõm ở trên đó, nên nam giới sẽ cảm thấy xấu hổ, tự ti và không dám quan hệ ở những lần tiếp theo. Cuối cùng họ sẽ trở nên chán nản với việc giao hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tình dục
4. Cách điều trị bệnh dương vật bị cong
Bạn có thể lựa chọn hai cách để làm thẳng lại “cậu nhỏ” của mình. Tùy vào việc “cậu nhỏ” của bạn bị nặng hay nhẹ.
- Dùng thuốc: nếu như mới bị từ 1-2 năm, các thuốc dùng là: Colchicine, Vitamin E 400 và Dexamethasone, dùng trong 2-3 tháng.
- Phẫu thuật: nếu như bệnh nặng, đã kiểm tra hơn 2 năm mà không tiến triển. Việc phẫu thuật sẽ lấy bỏ cục xơ và làm thẳng dương vật khi bệnh nhân đã được gây tê vùng hoặc gây mê. Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật là khoảng 70%.
Trên đây là những gợi ý của Lily & WeCare, nam giới có thể tham khảo để hiểu rõ bệnh lý đang gặp phải. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, theo dõi và chữa trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!