Cơ thể của phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai sẽ gặp rất nhiều sự thay đổi rõ ràng điển hình như kích thước ngực to ra, cùng việc đau, tức ngực. Ở bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân và các giải pháp đối với vấn đề đau ngực khi mang thai mà mỗi mẹ bầu cần lưu ý.
Biểu hiện đau ngực khi mang thai
Phụ nữ mang thai đặc biệt là mang thai lần đầu sẽ có sự thay đổi rất lớn về kích thước ngực. Thường thì từ tuần thứ 8 của thai kỳ, bầu ngực mẹ sẽ to hơn rất nhiều, các tuyến sữa phát triển, da ngực căng, các mạch máu nổi lên. Nhiều người sẽ cảm thấy rất khó chịu như ngứa ngáy, căng tức ngực và đau nhức. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều người cảm thấy các biểu hiện đau ngực khi mang thai không rõ ràng.
Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai
Đau ngực khi mang thai đầu tiên là do sự thay đổi về nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Những hormone này sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, giúp kích thích tuyến vú nở ra, điều này có thể khiến ngực bạn trông to hơn, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực lúc mang thai này tương tự như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn. Đây là biểu hiện hết sức bình thường mà mỗi phụ nữ khi mang thai đều có thể gặp phải.
Tuy nhiên nếu bạn bị đau ngực một cách khẩn cấp kèm các triệu chứng khác như đau ngực kèm ho, khó thở; cơn đau ngực lan xuống hai cánh tay; đau ngực kèm theo sốt; đau ngực kèm khó thở đổ mồ hôi bất thường thì các bạn đang gặp phải một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tim, phổi mà cần nhanh chóng đi khám để có thể chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Các giải pháp giúp giảm đau ngực khi mang thai
Mặc áo ngực thoải mái:
Đầu tiên các me bầu nên chọn cho mình những chiếc áo ngực có kích cỡ phù hợp để khi mặc lên sẽ có cảm giác dễ chịu, không gây ra áp lực cho bầu ngực và giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn. Các mẹ nên chọn áo ngực có chất liệu cotton nhằm tạo ra sự thoáng mát và dễ chịu cho bầu ngực của mình. Khi đi ngủ, có thể không mặc áo ngực hoặc mặc những áo ngực dành riêng đi ngủ cho bà bầu.
Điều chỉnh dáng ngủ
Điều chỉnh tư thế ngủ cũng là một cách để tránh đau ngực khi mang thai, mẹ bầu nên chọn tư thế ngủ phù hợp, tránh những tư thế ngủ mà có thể đè lên ngực. Khi mang thai, ngực của bạn có sự thay đổi, ngực mềm ra và to hơn, chỉ xoay người cũng có thể gây cho bạn cảm giác đau khó chịu. Vì vậy nên chọn cho mình dáng ngủ thoải mái và phù hợp nhất khi ngủ.
Điều chỉnh dáng ngủ để giảm chứng đau ngực khi mang thai
Massage bầu ngực:
Mỗi ngày mẹ nên dành ra khoảng 10-15 phút cho việc massage ngực. Mẹ bầu có thể tự massage cho mình bằng cách lau sạch ngực bằng khăn ấm rồi dùng tay xoa tròn ngực từ ngoài vào trong và từ phải qua trái rồi ngược lại, làm đều cả hai bên ngực. Ngoài ra, trong quá trình massage có thể thoa thêm chút tinh dầu thơm. Những điều trên sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, tăng cường lưu thông máu và giúp giảm bớt cơn đau ngực.
Sử dụng các phương thuốc có nguồn gốc tự nhiên
Đau tức vùng ức khi mang thai là hiện tượng gì?
Mẹ bầu cần phải nhớ cách chuẩn bị để sinh không đau
Uống nước lá tía tô có thực sự giúp dễ đẻ?
Quy định về thời gian làm việc cho phụ nữ mang thai
Bà bầu không nên ăn no vì sẽ gây hại
Theo các nhiên cứu chỉ ra rằng tinh chất hoa cúc xi và cúc La Mã giúp giảm đau và kháng viêm nhiễm khá hiệu quả vì vậy mẹ bầu có thể áp một túi trà hoa cúc vào ngực mình để giúp giảm sưng, đau hiệu quả. Ngoài ra, các chất Calc.flour, vitamin E và Silica đều được chứng minh là giảm ngứa, bạn có thể sử dụng khi ngực có biểu hiện ngứa ngáy và rạn da. Tuy nhiên hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dược liệu nào trong thời gian mang thai.
Qua bài viết trên, Lily & WeCare đã chia sẻ cho các bạn những biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp cho việc đau ngực khi mang thai, mong rằng đây sẽ là những thông tin quan trọng và cần thiết để giải quyết vấn đề phổ biến nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!