Nguyên tắc sống còn trong phòng tránh cúm A/H9N2

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Cúm A/H9N2 nằm trong nhóm gây bệnh cúm chết người. Vì thế, việc biết cách phòng tránh dịch là yếu tố sống còn.

Xuất hiện người nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên ở người

Vào ngày 23/2, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới cho biết đã xuất hiện trường hợp nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên ở người. Bệnh nhân được xác nhận là một bé trai 3 tuổi ở Ai Cập với các biểu hiện ban đầu là sốt, ho và đau bụng.

Sau khi tiến hành điều tra dịch tễ học cho thấy trường hợp này đã có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống. Hiện nay, vi-rút cúm H9N2 nằm trong nhóm gây bệnh cúm chết người, có độc lực không kém với cúm A/H5N1. Vi-rút này có thể tạo thành đại dịch nếu như không có biện pháp phòng tránh đúng đắn và kịp thời ngay từ đầu.

Nguyên tắc sống còn trong phòng tránh cúm A/H9N2

Tuyệt đối không giết mổ, tiêu thụ gà có biểu hiện bệnh bất thường (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Bộ Y tế, thời tiết đông xuân như hiện nay là thời điểm thích hợp để dịch cúm A/H9N2 bùng phát và lây truyền sang người mạnh nhất trong năm. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, mỗi người cần biết cách phòng ngừa cúm A nguy hiểm này.

Cách phòng tránh dịch cúm A/H9N2

- Lựa chọn gia cầm khỏe mạnh để chế biến:Bạn cần lựa chọn gia cầm còn khỏe, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua sự kiểm định. Những con có dấu hiệu bị bệnh hoặc bị chết không rõ nguyên nhân thì cần tiêu hủy ngay, tuyệt đối không được giết mổ.

- Sử dụng thịt gia cầm đúng đắn:Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt tái, nếu ăn thịt gia cầm thì cần nấu chín rồi mới sử dụng để hạn chế tình trạng vi-rút cúm có thể xâm nhập vào cơ thể.

- Khi tiếp xúc với gia cầm: Nên đeo khẩu trang, mang găng tay hay mặc quần áo bảo hộ. Khi bạn giết mổ gia cầm cũng vậy, cần được trang bị đầy đủ, rửa sạch dụng cụ chế biến bằng nước sôi sau khi giết mổ để đảm bảo an toàn.

Nguyên tắc sống còn trong phòng tránh cúm A/H9N2

Những lò giết mổ gia cầm không đảm bảo an toàn VSTP có nguy cơ truyền nhiễm dịch cúm rất cao (Ảnh: AFP)

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ: Bạn cần vệ sinh chân tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có khả năng diệt khuẩn mỗi ngày, nhất là sau mỗi lần tiếp xúc với thịt gia cầm chưa được nấu chín.

- Thực hiện vệ sinh khi chế biến:Thịt sống và trứng chưa được chế biến cần được để riêng, cách xa với những thức ăn đã được nấu chín để tránh tình trạng có thể bị lây nhiễm chéo. Sau khi thịt gia cầm được nấu chín thật kĩ, bạn cần phải đặt trong đồ dùng mới, sạch sẽ hoàn toàn.

- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể:Cần thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. Tránh tình trạng thức đêm, luôn căng thẳng, mệt mỏi, vì có thể khiến sức khỏe bị sụt giảm. Đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc với gia cầm cần thực hiện đầy đủ và đúng đắn các biện pháp dự phòng cá nhân.

- Nhận biết và điều trị kịp thời: Khi có các dấu hiệu như sốt cao, tức ngực, ho nhiều, cảm thấy khó thở kèm theo bị đau cơ, mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt… thì cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Hồng Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!