Nhà nào cũng cần bộ sơ cứu y tế

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Để ứng phó kịp thời với những tình huống nguy cấp hoặc các vết thương hàng ngày, hãy trang bị cho gia đình mình một bộ sơ cứu y tế.

Để có thể ứng phó kịp thời với những tình huống nguy cấp hoặc các vết thương hàng ngày, bạn hẳn nghĩ đến việc trang bị cho gia đình mình một bộ sơ cứu y tế hay còn gọi là bộ kit y tế (first-aid kit) đầy đủ.

Sau đây, Hello Bacsi sẽ chia sẻ cùng các bạn những vật dụng cần có của bộ kit y tế trong nhà.

Một bộ sơ cứu y tế cần có những dụng cụ nào?

Các dụng cụ cơ bản gồm:

  • Băng dính;
  • Băng gạc;
  • Băng keo cá nhân, có thể mua loại có họa tiết, hình thú với nhiều kích cỡ để giúp trẻ không hoảng sợ và để yên cho bạn dán băng;
  • Băng gạc dành cho mắt;
  • Băng tam giác;
  • Túi chườm lạnh;
  • Bông gòn, tăm bông;
  • Vài đôi găng tay y tế;
  • Băng dính (loại chống nước, chống ẩm);
  • Tuýp bôi trơn vaselin;
  • Túi ni lông nhiều kích cỡ;
  • Đinh ghim nhiều kích cỡ;
  • Kéo và nhíp;
  • Xà phòng và nước rửa tay;
  • Kem kháng sinh bôi ngoài da;
  • Dung dịch sát khuẩn và khăn giấy ướt;
  • Nước muối sinh lý;
  • Nhiệt kế;
  • Kim tiêm, cốc đựng thuốc hoặc muỗng;
  • Sách hướng dẫn bộ sơ cứu y tế.

Các loại thuốc cần có:

  • Gel nha đam;
  • Thuốc chống dị ứng;
  • Thuốc trị tiêu chảy;
  • Thuốc nhuận tràng;
  • Thuốc trung hòa axit (trị đau dạ dày);
  • Thuốc kháng histamine (điều trị các phản ứng dị ứng) như diphenhydramine;
  • Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen và aspirin (trẻ em không được sử dụng aspirin);
  • Kem bôi giảm viêm (Hydrocortisone);
  • Thuốc cảm, ho, sổ mũi;
  • Thuốc kích thích giao cảm – epinephrine/adrenaline (chống dị ứng và sốc phản vệ) (cần có đơn của bác sĩ)

Phòng trong các trường hợp khẩn cấp, cần chuẩn bị trong tủ:

  • Số điện thoại trong trường hợp khẩn cấp, thông tin liên hệ của bác sĩ gia đình, các trung tâm dịch vụ ở địa phương, số điện thoại cấp cứu, (ở Việt Nam là 115);
  • Tiền sử bệnh lý của mỗi thành viên trong gia đình;
  • Đèn pin và pin dự trữ;
  • Hộp quẹt diêm không thấm nước;
  • Giấy ghi chú nhỏ và dụng cụ ghi không thấm nước;
  • Mền;
  • Điện thoại và sạc dự phòng;
  • Kem chống nắng;
  • Thuốc chống côn trùng.

Những lưu ý khác khi trang bị bộ sơ cứu y tế ở nhà

Bạn cần đặt ít nhất một bộ trong nhà và một bộ dưới yên xe hoặc trong ô tô, vào nơi nào đó dễ tìm thấy nhưng phải đảm bảo để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Khi trẻ đủ tuổi, hãy chắc chắn rằng bạn đã giải thích cụ thể cho chúng biết về mục đích của bộ sơ cứu y tế và vị trí mà bạn cất giữ chúng.

Bộ sơ cứu y tế có thể ở nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau và thường thì bạn sẽ có thể tìm được cho mình một bộ sơ cứu khá đầy đủ ở các tiệm thuốc gần nhà. Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một bộ riêng biệt. Ngoài ra, cũng có một số bộ sơ cứu được thiết kế riêng cho phù hợp với những mục đích khác nhau như leo núi, cắm trại hoặc chèo thuyền.

Cuối cùng, bạn muốn mua hàng có sẵn hay tự gom lại và tạo riêng cho mình một bộ sơ cứu y tế thì cũng cần cân nhắc những điều sau nhé:

  • Luôn giữ bên mình các số điện thoại khẩn cấp;
  • Thường xuyên kiểm tra bộ sơ cứu y tế;
  • Đảm bảo pin đèn vẫn luôn hoạt động;
  • Kiểm tra hạn sử dụng và thay mới đồ dùng đã qua sử dụng hoặc hết hạn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!