Bị ung thư mà nhầm là bị nhiệt miệng
Hori Chiemi nữ chính của bộ phim Nhật Bản kinh điển 'Nữ Tiếp Viên Hàng Không' và nổi tiếng với khẩu hiệu 'Chiaki! Cố lên!' đã vượt qua cơn bệnh ung thư quái ác.
Vào tháng 7 năm ngoái, Hori Chiemi đã phát hiện dưới đầu lưỡi xuất hiện những điểm trắng có chứa mủ. Tuy nhiên, vì chủ quan, cô đã nghĩ đó là chứng nhiệt miệng thông thường và nghĩ rằng chỉ cần uống ít vitamin và kháng sinh là được.
Vậy nhưng thực tế là những vết nhỏ này lại khỏi hẳn mà còn ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn xuất hiện những nốt cứng khiến cho cô cảm thấy đau đớn khi ăn cơm, nói chuyện.
Sau khi, đến bệnh viện để xét nghiệm, Hori Chiemi mới bàng hoàng phát hiện mình bị ung thư khoang miệng và đã ở giai đoạn 4. Chính vì thế, vào ngày 22/2, Hori Chiemi đã tiến hành phẫu thuật và phải cắt bỏ 60% đầu lưỡi để bảo vệ tính mạng.
Nhầm với nhiệt miệng, nữ diễn viên đóng Chiaki mắc ung thư.
Ung thư khoang miệng là căn bệnh ung thư vùng đầu cổ phổ biến trong đó 52 % bệnh nhân bị ung thư lưỡi, còn lại các ung thư khác như ung thư vùng sàn miệng.
Theo giáo sư Mai Trọng Khoa, Bệnh viện Bạch Mai ung thư khoang miệng là khối u ác tính xuất hiện vùng khoang miệng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vi rút HPV là loại vi rút gây ra u nhú ở người lây nhiễm qua đường tình dục cũng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư khoang miệng.
Giáo sư Khoa cho biết ung thư khoang miệng do nhiều yếu tố gây ra như hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, uống rượu mạnh.
Đặc biệt, giáo sư Khoa lưu ý những người thường xuyên bị viêm nhiễm vùng răng miệng thì nguy cơ ung thư hóa rất cao. Những tổ chức viêm nhiễm lâu ngày, tái đi tái lại sẽ tăng nguy cơ sinh ra các tế bào ác tính chính vì thế những người thường xuyên bị viêm nhiễm vùng khoang miệng cần cảnh giác.
TS Nguyễn Huy Cảnh – Khoa Y học thực nghiệm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết anh gặp rất nhiều bệnh nhân bị nhiệt miệng lâu ngày nhưng không chịu đi khám và sống chung với nó. Chỉ đến khi tình trạng không dứt, xuất hiện sùi loét to người bệnh mới tìm đến bác sĩ lúc này các tổn thương ở lưỡi, vùng sàn miệng đã nặng việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Hình ảnh ung thư lưỡi
Theo TS Cảnh, dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi cũng như vùng khoang miệng nói chung đó là những tổn thương loét: gồ ghề, có thể loét đơn thuần hoặc có những nhú phủ trên những mảnh tổ chức hoại tử, có mùi hôi, thối, dễ chảy máu, sờ thấy bờ gồ ghề, cứng chắc, ít hoặc không di động, ranh giới không rõ, và có thể thấy thâm nhiễm ra các vùng và tổ chức xung quanh.
Những tổn thương sùi loét như nụ nhỏ, gồ, như hình súp – lơ cũng có thể là dấu hiệu ung thư.
Ung thư lưỡi nguy hiểm thế nào?
Với bệnh ung thư lưỡi mà nữ diễn viên Hori Chiemi mắc phải, đây là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 3:1, độ tuổi thường mắc phải ung thư lưỡi là 50 – 60. Tại Việt Nam, chưa có xác nhận về số ca bị mắc ung thư lưỡi hiện nay nhưng chỉ biết rằng, số ca bị mắc tăng lên khá nhiều trong một vài năm trở lại đây.
Ở giai đoạn đầu người bệnh thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu. Triệu chứng này thường ít được để ý mà chỉ đến khi có các dấu hiệu đau, khó nuốt thậm chí sờ thấy hạch cổ người bệnh mới tới bệnh viện khám. Ung thư lưỡi nhanh di căn hạch cổ.
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư lưỡi theo giáo sư Mai Trọng Khoa tùy vào các giai đoạn của bệnh.
Ví dụ với bệnh nhân có khối u đường kính <> 2cm và <4> 4cm: tỷ lệ sống trên 5 năm là 10 – 30%
Ở giai đoạn muộn bệnh nhân chưa có di căn hạch thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 59%. Trường hợp bệnh nhân hạch di căn to đường kính > 6cm, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 8%. Ung thư lưỡi được điều trị bằng cách phẫu thuật, hóa trị và xạ trị
Để phòng bệnh ung thư lưỡi, bác sĩ Khoa nhấn mạnh ngoài việc vệ sinh răng miệng tốt, cần phải bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai trầu.
Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!