Nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ

Kiến Thức Y Học - 04/30/2024

Bệnh chốc lở ngoài da thường hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 2-6 tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến nhưng nếu không để ý quan sát các mẹ rất dễ nhầm với các bệnh khác và không được phát hiện, điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh chốc lở ngoài da thường hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 2-6 tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến nhưng nếu không để ý quan sát các mẹ rất dễ nhầm với các bệnh khác và không được phát hiện, điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ

Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ? Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin giúp các mẹ trả lời câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Chốc lở ngoài da là gì?

Chốc lở ngoài dalà tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lan và thường trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành của cùng một trẻ hoặc từ trẻ này sang trẻ khác, vì vậy bệnh còn được gọi là “chốc lây”.

Chốc lở ngoài da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số là các bé ở độ tuổi mẫu giáo và trên thực tế các mẹ hay nhầm lẫn bệnh chốc lở ngoài da với bệnh thủy đậu. Nếu được chuẩn đoán sớm và xử lý kịp thời, bệnh chốc lở ngoài da có thể được cải thiện nhanh chóng, khỏi và không để lại sẹo; trường hợp ngược lại bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ

2. Nhận biết chốc lở ngoài da ở trẻ như thế nào?

Chốc lở ngoài dathường được phân loại theo hình thái tổn thương: Chốc có bọng nước và chốc có không bọng nước.

Chốc bọng nước điển hình

Nguyên nhân: Thường do tụ cầu gây

Nhận biết cơ bản:

- Ban đầu là vùng da đỏ rát kích thước từ 0,5 đến 1cm, nhanh chóng tạo thành bọng nước trên đó.

- Bọng nước nhăn nheo xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục từ thấp đến cao

- Vài giờ sau các bọng mủ rập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong

Vị trí thường gặp: Ở mặt, vùng da hở, hoặc bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại

Biểu hiện toàn thân: Viêm hạch lân cận, bị sốt rất hiếm gặp trừ khi chốc lan tỏa hoặc biến chứng.

Bệnh nhân có thể bị ngứa và gãi làm tổn thương lan rộng chàm hóa, lan sang vùng khác

Chốc không bọng nước điển hình

Nguyên nhân: Thường do liên cầu tan huyết nhóm A.

Dấu hiệu nhận biết cơ bản:

  • Mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Bờ thương tổn có ít vảy trông giống như bệnh nấm da.
  • Vị trí thường gặp: Ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng và tứ chi
  • Hình thái này thường gặp trên những trẻ bị viêm da cơ địa, ghẻ, hoặc một bệnh về da liễu nào đó kèm theo bội nhiễm, hầu như không gặp tổn thương ở niêm mạc.
  • Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài, nhất là khi cơ thể có ký sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng ẩm.

Nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ

3. Xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ như thế nào?

Khi phát hiện các biểu hiện chốc lở ngoài da ở trẻ, các mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được sự tư vấn và hỗ trợ của các bác sĩ da liễu.

Xử trí trước khi đưa trẻ đến bệnh viện

- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng nước thuốc tím pha loãng tỉ lệ 1/10.000, hoặc dùng một số loại nước tắm trong dân gian như trà xanh làm se khô vùng tổn thương

- Các mẹ có thể sử dụng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch màu như xanh methylen... dùng một vì ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Chốc lở ngoài da ở trẻ dễ lây lan do tổn thương gây ngứa, trẻ sờ gãi vào những chỗ tổn thương này, rồi lại lây lan ra chỗ khác ngay trên cơ thể. Bởi vậy khi trẻ bị chốc, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh trên cơ thể trẻ và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, động thái này cũng giúp hạn chế bệnh lây sang các bạn khác.

4. Điều trị chốc lở ngoài da ở trẻ

- Trường hợp nhẹ hoặc thương tổn khu trú: làm sạch tổn thương bằng dung dịch Nacl 0,9% hay thuốc tím 1/10.000.

Nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ

- Dùng mỡ/Kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần ( Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).

- Khi tổn thương lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: dùng kháng sinh toàn thân. Có thể dùng kháng sinh nhóm ß-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin,...)

- Dùng kháng sinh histamin nếu ngứa: Phenergan, loratadin,...

- Nếu chốc kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ.

- Nếu có biến chứng phải chú trọng điều trị biến chứng.

Qua bài viết này, Lily & WeCarehi vọng các mẹ nắm bắt được phần nào kiến thức cơ bản về bệnh này để có thể nhận biết và xử lý bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ một cách tốt nhất tránh để lại di chứng cho bé trong cuộc sống sau này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!