Nhịn tiểu đến giới hạn nào để không nguy hiểm?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Không bao giờ nên nhịn tiểu dù bận rộn đến đâu đi nữa, bởi nó có thể để lại nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để mong bạn đến toilet gần nhất. Nếu thường xuyên kìm nén việc giải tỏa tự nhiên này, bạn có thể gặp các rắc rối:

Nhịn tiểu bao lâu thì ổn?

Một số người có thể nhịn tiểu lâu dài, một số khác thì có thể nhịn được ít hơn. Tất cả phụ thuộc vào tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Những người thường xuyên nhịn tiểu sẽ không biết đâu là thời điểm thích hợp để đi toilet. Bạn càng nhịn, bàng quang càng trở thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn phát triển và tạo nên những rủi ro sức khỏe.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn, nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới.

Nhịn tiểu đến giới hạn nào để không nguy hiểm?

Mỗi người có khả năng nhịn tiểu khác nhau (Ảnh minh họa: Internet)

Các triệu chứng phổ biến bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu gặp các triệu chứng như vậy, hãy đi kiểm tra vì có thể bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh liên quan đến thận. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh được sử dụng. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể điều trị bằng kháng sinh uống trong khi nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị bệnh này có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sĩ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn.

Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ngày. Không có cách chữa cho bệnh này, các phương thức điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.

Màu sắc nước tiểu khỏe mạnh

Có một số cách để xác định màu sắc nước tiểu màu khỏe mạnh. Màu nước tiểu bình thường từ vàng nhạt tới màu hổ phách. Phẩm màu và thành phần khác từ một số loại thực phẩm và thuốc có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu.

Nếu nước tiểu trở thành màu trắng cho thấy bạn uống quá nhiều chất lỏng và nếu nước tiểu chuyển thành màu tối và đặc lại có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Màu sắc nước tiểu bất thường là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhịn tiểu đến giới hạn nào để không nguy hiểm?

Tuy nhiên, việc nhịn tiểu quá mức không tốt cho thận - tiết niệu (Ảnh minh họa: Internet)

Khi nước tiểu của bạn là không phải màu vàng

Nếu nước tiểu của bạn có máu, bạn có khả năng bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm như củ cải, hoa quả, măng tây, đậu có thể ảnh hưởng đến màu sắc chất thải  này. Củ cải đỏ khiến nước tiểu có sắc đỏ trong khi vitamin B làm cho nước tiểu có màu xanh.

Suy thận

Suy thận là tình trạng thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Khi thận không lọc, mức độ chất thải nguy hại trong máu tích tụ có thể ảnh hưởng đến thành phần hoá học của máu. Suy thận có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng, bỏng, bệnh hoặc thận của bạn đã bị tổn thương.

Các triệu chứng của suy thận bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Phương pháp điều trị bao gồm việc cân bằng lượng chất lỏng trong máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng của thận và dùng thuốc để khôi phục lại mức canxi trong máu. Trong một số trường hợp, chạy thận hoặc ghép thận được yêu cầu.

Sỏi thận

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận. Những viên đá này có thể phát triển thành các kích cỡ và hình dạng khác nhau. Chúng phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ. Sỏi thận có thể hình thành do sự bất thường cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu.

Hầu hết mọi người không nhận ra có sỏi thận cho đến khi họ đi tiểu. Đi tiểu có thể đau đớn, có máu và có thể gây buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của các viên sỏi. Sỏi thận nhỏ chỉ cần điều trị bằng thuốc và uống đủ nước.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!