Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Hầu như mẹ bầu nào cũng lo lắng trong việc phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh khi đang mang bầu. Vậy, nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai an toàn nhất là gì? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hầu như mẹ bầu nào cũng lo lắng trong việc phải sử dụngthuốc kháng sinh để điều trị bệnh khi đang mang bầu. Vậy, nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thaian toàn nhất là gì? Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là tất cả tổ hợp các chất có trong tự nhiên bao gồm thuốc kháng sinh bán tổng hợp hay thuốc kháng sinh tổng hợp. Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng kháng khuẩn. Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như bệnh lao, thương hàn, dịch tả... và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:

- Nhóm beta-lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...).

- Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...).

- Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin...).

- Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).

- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin...).

- Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin...).

Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau. Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy... hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột...

Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai

Thai phụ nên dùng kháng sinh thế nào?

Hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi.

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh... Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.

Nhóm kháng sinh dung cho phụ nữ có thai có thể xếp thành 3 nhóm sử dụng như sau:

- Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid, penicillin (chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin), cephalosporins (chẳng hạn như cephalexin), và erythromycin.

- Nhóm thuốc dùng thận trọng: nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol (dùng trong điều trị viêm phụ khoa, chẳng hạn như nấm trichomoniasis và vi khuẩn cũng như các loại viêm nhiễm khác) đang trong quá trình nghiên cứu có thể gây khiếm khuyết thai nhi, rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

- Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em...), aminoglycosid (gây điếc...), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

Việc sử dụngthuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai

Khi đang mang bầu và mắc bệnh, nếu muốn dùng thuốc thì nên đi khám để tùy theo bệnh, tùy tình hình thai nghén lúc đó, thầy thuốc sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp, được hướng dẫn cách dùng, cách tự theo dõi là tốt và an toàn hơn cả.

Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi, có loạikháng sinh an toàn cho cả quá trình mang thai, số khác lại ảnh hưởng tới sự phát triển của bé và số khác nữa ở giữa 2 loại trên. Khi một loại thuốc rơi vào nhóm nguy hiểm, đó là bởi vì không có đủ thông tin sử dụng an toàn trên những nguy cơ tiềm ẩn mà từ đó người dùng phải cân nhắc những tác dụng phụ của nó khi sử dụng để điều trị.

Bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú, dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thu vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Nếu bị ốm nặng vàthuốc kháng sinh là giải pháp duy nhất giúp chữa bệnh thì bạn cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ mặc dù nó có thể gây nguy cơ cho thai nhi. Trong một số trường hợp, không điều trị bệnh còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng hơn là cho bé tiếp xúc sớm với kháng sinh

Tóm lại, bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú. Hãy tuân thủ đúng quy tắc dùng thuốc và chỉ dùng thuốc trong nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thaiđược nên trên mà thôi.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Một số kháng sinh làm tăng nguy cơ sảy thai
  • Mẹ bầu điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!