Thai lưu là một chuyện vô cùng đau lòng đối với bất kì cha mẹ nào, nó không chỉ là nỗi đau tinh thần mà những biến chứng thai lưu còn có tác động nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần phải có những hiểu biết hết sức kĩ càng về thai lưu và biến chứng thai lưu để có những biện pháp điều trị kịp thời nếu trường hợp này vô tình xảy ra.
Những biến chứng nguy hiểm của thai lưu
Không giống như sảy thai có nghĩa là thai dù còn sống hay đã chết thì cũng bị đẩy ra ngoài, thai lưu là khi thai chết nhưng vẫn còn nằm yên trong tử cung của người mẹ. Những biến chứng thai lưu nguy hiểm xảy ra khi thai lưu nằm quá lâu trong bụng mẹ có thể kể đến là:
Vỡ nước ối sớm khi chưa có dấu hiệu sảy thai hay chuyển dạ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra nếu trong có thể người mẹ vẫn còn thai lưu. Qua nơi màng ối bị rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn trầm trọng ở khu vực này và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Rối loạn đông máu gây băng huyết nặng: Thai lưu nằm quá lâu trong bụng mẹ (từ 3-4 tháng) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu, với biểu hiện lâm sàng là chảy máu tử cung, máu không đông, khiến cho người mẹ bị băng huyết nặng.
Nên “xử sự” như thế nào đối với thai lưu
Nếu phát hiện ra thai đã chết nhưng vẫn nằm trong bụng, người mẹ nên hết sức bình tĩnh bởi màng ối vẫn đang duy trì chức năng bảo vệ, không cho vi khuẩn xâm nhập vào, tạm thời chưa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ. Thai lưu chỉ nguy hiểm khi biến chứng thai lưu xảy ra gây vỡ màng ối, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Trong hầu hết các trường hợp, thai phụ sau khi biết chuyện đau lòng này thường có xu hướng muốn lấy thai ra càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên không phải lúc nào việc lấy hết thai ra cũng an toàn đối với người mẹ. Trước khi làm phẫu thuật lấy thai, thai phụ cần phải được xét nghiệm một cách đầy đủ để theo dõi tình trạng sức khỏe, đề phòng cácbiến chứng thai lưu xảy ra tiếp nữa.
Trong một số trường hợp, thai chết lưu còn quá non (1-2 tháng) thì có thể tự tiêu biến đi mà chính người mẹ cũng không biết.
Đối với các trường hợp thai đã lớn (từ 3-6 tháng), nếu thai lưu thì cần được áp dụng các biện pháp giải quyết như hút, nạo thai. Phẫu thuật nạo thai lưu gặp nhiều khó khăn hơn so với nạo thai sống vì xương thai to, rắn, nhau xơ hóa bám chặt vào tử cung. Sau phẫu thuật cần hết sức lưu ý xem còn hiện tượng chảy máu và sót nhau thai không. Nếu thai quá lớn, không thể áp dụng biện pháp nong hay nạo thai được, cần phải thực hiện các phương pháp ép sảy thai, chuyển dạ để đẩy nốt thai lưu ra bên ngoài.
Bị thai lưu liên tiếp là vì sao?
Cách phòng tránh thai lưu tốt nhất cho bà bầu
Không thấy thai máy có phải thai bị chết lưu không?
4 lưu ý vàng bà mẹ muốn có con sau khi sảy thai
Thời gian nghỉ sảy thai là bao lâu?
Thai chết lưu không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần người phụ nữ và cả gia đình. Vì vậy, việc theo dõi thường xuyên, chăm sóc sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi là cần phải được hết sức lưu ý. Cần thực hiện các biện pháp tiêm phòng trước khi mang thai cũng như kiểm soát thai trong thời gian này để phòng tránh tình trạng thai lưu cũng như những biến chứng thai lưu nguy hiểm trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Đặc biệt, đối với những phụ nữ có tiền sử thai lưu hay sảy thai cần được bác sĩ kê thuốc giữ thai ngay trong những ngày đầu tiên để ngăn chặn tình trạng này xảy ra lần nữa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!