Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Mang thai là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Các bà bầu có thể bị buồn nôn, tăng cân, chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, chuột rút và đau bụng.

Mang thai là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Các bà bầu có thể bị buồn nôn, tăng cân, chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, chuột rút và đau bụng.

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hơn khoảng 50% máu và thể dịch để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang lớn dần trong tử cung. Điều này khiến cơ thể bị sưng lên khiến bạn cảm thấy khó chịu và nặng nề. Dưới đây là những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai và bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này:

Bàn chân

90% phụ nữ mang thai bị sưng bàn chân trong thời kỳ mang thai. Để giảm sưng ở bàn chân, nên ngâm chân trong nước ấm hòa một chút muối. Hoặc cách tốt nhất để giảm sưng là nâng cao chân và tập một vài bài tập chân để tăng lưu thông máu tới khu vực chân.

Môi

Sưng môi trong thời kỳ mang thai là tình trạng phổ biến và nguyên nhân là do sự thay đổi hormon. Tình trạng sưng này sẽ giảm dần theo thời gian và để khắc phục bạn có thể mát-xa môi với bỏ hoặc dầu oliu.

Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Ngực

Có rất nhiều thay đổi ở ngực xảy ra tại thời điểm mang thai. Từ sưng tới đau ở ngực, đây là những rối loạn phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết sưng là do sự sản sinh sữa và khi trẻ được sinh ra, tình trạng sưng và đau sẽ giảm.

Mũi

Có một hiểu lầm khá phổ biến rằng mũi bị sưng lên khi mang thai con gái. Tuy nhiên, lời giải thích duy nhất là hiện tượng sưng mũi trong thời gian mang thai là do sự thay đổi của hormon. Tình trạng sưng này sẽ giảm khi bạn sinh con.

Mắt cá chân và cẳng chân

Khi bàn chân sưng lên do phải chịu nhiều áp lực từ vùng bụng, mắt cá chân và cẳng chân cũng có thể bị sưng lên. Mặc dù, tình trạng này là bình thường, tuy nhiên, nó có thể trở nên đáng lo ngại nếu cục máu đông bắt đầu hình thành ở chân chỗ bị sưng.

Mặt

Sưng ở mặt cũng do thay đổi hormon. Để giảm tình trạng này, có một số bài tập mặt có thể giúp ích. Bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin C để giảm sưng mặt.

Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Lợi

Rất nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng viêm lợi. Vấn đề răng miệng này cũng dẫn tới chảy máu chân răng. Để ngăn ngừa và điều trị, hãy dùng chỉ nha khoa và đánh răng 2 lần mỗi ngày.

Tĩnh mạch

Những phụ nữ bị giãn tĩnh mạch nhẹ trên cơ thể có xu hướng bị sưng tĩnh mạch trong thai kỳ khi những tĩnh mạch này chứa đầy dịch. Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là tăng cường lưu thông máu tới chân. Bạn cũng có thể cần mặc quần áo thoải mái và đi giày rộng.

Âm đạo

Khi thai nhi phát triển lớn hơn, một số phụ nữ bị sưng nhẹ ở khu vực âm đạo. Điều này là do cân nặng và lượng dịch trong tử cung. Đây là tình trạng bình thường và sẽ kết thúc khi em bé được sinh ra.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Đau bụng dưới bên trái khi mang thai
  • Làm sao để loại bỏ lông trên cơ thể khi mang thai một cách an toàn?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!