Hắc lào là căn bệnh ngoài da phổ biến ở mọi độ tuổi, giới tính. Do đó, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng dễ mắc bệnh này. Dưới đây là những điều cần biết về căn bệnh hắc hào ở trẻ sơ sinh, Lily & WeCare muốn mời các mẹ tham khảo để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé yêu tốt nhất.
1. Bệnh hắc lào là gì?
Hắc lào còn được gọi với cái tên khác là bệnh lác, bệnh do 2 loại nấm nằm trong nhóm Dermatophytes, thường gặp là 2 loại nấm Trychophyton và Epidermophyton gây nên. Hắc lào là bệnh ngoài da rất phổ biến ở Việt Nam, với khí hậu nóng ẩm là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển và lây lan.
2. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ
Có 2 nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh hắc lào, đó là do vệ sinh thân thể kém và do lây nhiễm.
Vệ sinh không đúng cách
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc vệ sinh đúng cách giúp trẻ ngăn chặn nhiều bệnh ngoài da, do đó chỉ cần bố mẹ thực hiện sơ sài hoặc không cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ và mắcbệnh hắc lào.
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Sức đề kháng yếu
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làn da thường mỏng manh, sức đề kháng của cơ thể cũng yếu nên rất dễ bị các tác nhân của bệnh hắc lào xâm nhập vào bên trong da. Các vết loét của hắc lào thường xuất hiện ở vùng bẹn hoặc lưng của trẻ do đây là 2 vị trí mà mồ hôi dễ tích tụ và khó khô thoáng nhất trên cơ thể trẻ.
Sự lây nhiễm
Nếu trẻ tiếp xúc với những người bệnh hắc lào hay tiếp xúc với vật dụng của người bệnh thì khả năng lây nhiễm hắc lào là khá cao.
3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
So với nhiều bệnh ngoài da khác,hắc lào là bệnh tương đối dễ nhận biết. Hắc lào trên da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu giúp nhận biết và phân biệt rõ như:
- Quan sát trên da bé có dấu hiệu nấm đỏ xuất hiện. Ngoài ra, trên nền da còn xuất hiện tình trạng mụn nước
- Vùng da bị hắc lào của bé thường có ranh giới khá rõ so với vùng da khác. Vùng da bị hắc lào thường ửng đỏ dạng đồng tiền hoặc hình tròn.
- Khi xuất hiện trên da, hắc lào cũng có dấu hiệu lan rộng dần. Bệnh cũng có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể.
Chính vì khả năng lây lan của hắc lào, mà việc phát hiện và điều trị sớm là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
4. Điều trị bệnh hắc lào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?
Điều trị bệnh hắc lào bằng thuốc tây
Để điều trị bệnh hắc lào cho trẻ, cha mẹ không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc trị hắc lào mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc kháng nấm phù hợp với trẻ.
Cần phát hiện và điều trị hắc lào cho trẻ càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)
Clotrimazole là những loại thuốc kháng nấm an toàn khi sử dụng điều trị bệnh hắc lào ở trẻ. Trước khi sử dụng thuốc mẹ nên làm sạch vùng da bị hắc lào với nước ấm và lau khô, sau đó thoa thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định. Các mẹ không nên nôn nóng muốn con khỏi nhanh mà thoa thuốc quá nhiều lần có thể sẽ gây kích ứng da của bé.
Nếu trẻ bị hắc lào ở vùng đầu mẹ có thể dùng dầu gội đầu trị nấm cho trẻ từ 1-3 lần trong tuần rồi xả sạch nước và lau khô, tránh để trẻ bị ướt tóc trong thời gian dài.
Chữa hắc lào cho trẻ bằng một số bài thuốc dân gian
Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị bệnh hắc lào, cho hiệu quả cao các bài thuốc này thường được ứng dụng nhiều nên cho hiệu quả tin tưởng cao. Sau đây là một số bài thuốc từ dân gian mà các mẹ nên biết để điều trị bệnh hắc lào cho con:
Chuối xanh trị bệnh hắc lào
Trong chuối xanh chứa chất ức chế sự phát triển của vi nấm gây bệnh hắc lào làm mất môi trường sống, từ đó diệt tận gốc bệnh rất hiệu quả
Cách sử dụng như sau: Lấy một trái chuối tiêu xanh, đem cắt thành từng lát mỏng. Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh sau đó xát chuối xanh lên để cho mủ chuối tự khô trên da. Làm như vậy một ngày 2 lần. Kiên trì sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả sau điều trị bệnh
Gáo dừa trị hắc lào
Bài thuốc dân gian này không phải ai cũng biết, nhưng hiệu quả thì rất cao với cách làm đơn giản là mẹ có thể chữa khỏi bệnh hắc làocho bé một cách an toàn.
Cách làm: Chuẩn bị một mảnh gáo dừa, đem đốt lên rồi lấy nhựa bôi vào vết hắc lào. Cách này được sử dụng nhiều trong dân gian và được coi là phương pháp gia truyền chữa bệnh hắc lào.
Làn da của bé rất nhạy cảm, nên nếu bé mắc bệnh hắc lào, rất có thể sẽ để lại tổn thương trên da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Do đó các mẹ cần phát hiện và điều trị hắc lào sớm để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như làn da của bé sau này. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!