Viêm âm đạo do nấm là một dạng bệnh phụ khoa khá phổ biến ở các chị em. Trong số đó, chủ yếu nhất là bệnh viêm âm đạo do nấm Candida (chiếm tới 80% các bệnh viêm do nấm ở phụ nữ). Hiểu biết về căn bệnh viêm âm đạo do nấm Candida này sẽ giúp cho các chị em biết cách giữ gìn và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
1. Viêm âm đạo do nấm Candida được hình thành như thế nào?
Nấm candida là loại nấm men tồn tại và phát triển trong môi trường ấm ướt, có thể tồn tại ở ngay trên vùng da đang khỏe mạnh. Đây là lý do khiến bộ phận sinh dục nữ dễ bị nhiễm nấm nếu ở trong tình trạng ẩm ướt quá lâu. Ngoài ra, sự mất cân bằng độ pH trong âm đạo cũng làm cho loại nấm âm đạo này phát triển. Thực tế bên trong âm đạo vẫn luôn tồn tại một lượng nhỏ loại nấm men này và bị ức chế bởi những vi khuẩn có lợi. Khi nấm men phát triển quá mức thì sẽ gây ra bệnh viêm âm đạo do nấm Candida.
Nguyên nhân dẫn đến nấm men Candida
- Vệ sinh vùng kín không thường xuyên khiến âm đạo ẩm ướt.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ gây mất cân bằng pH.
- Uống thuốc kháng sinh nhiều khiến môi trường âm đạo thay đổi, suy giảm hệ miễn dịch.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp ảnh hưởng đến độ axit trong âm đạo
- Sinh hoạt tình dục không an toàn.
- Các kỳ kinh nguyệt gây thay đổi nội tiết trong cơ thể.
2. Dấu hiệu khi bị nấm Candida gây viêm âm đạo
Dưới đây là những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh viêm âm đạo do nấm Candida.
- Luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vùng âm đạo
- Ra dịch âm đạo nhiều và nhầy
- Có cảm giác đau và bỏng rát vùng âm đạo.
- Quan hệ tình dục cảm thấy đau đớn.
3. Tác hại của nấm Candida đến phụ nữ
Tác hại đầu tiên của nấm Candida ảnh hưởng đến phụ nữ đó là chị em thường xuyên phải đối mặt với vấn đề ngứa ngáy vùng kín, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như cuộc sống của người bệnh.
Nấm Candida lâu ngày nếu không điều trị có thể làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch ở trong cơ thể, lây lan ra nhiều cơ quan trong cơ thể gây nhiễm trùng máu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến tắc vòi trứng, vô sinh, hiếm muộn.
Nấm miệng ở trẻ và những điều cần biết
Thuốc điều trị nấm Candida ở nam giới
Nấm Candida sinh dục - “Cứng đầu” nhưng không bất trị
Khám phụ khoa tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Biết các mẹo này vùng kín không bao giờ bị bệnh
4. Điều trị nhiễm nấm Candida
Hiện nay, phương pháp điều trị nấm Candida chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kháng nấm khác nhau theo sự chỉ định của bác sĩ. Đối với những người có dấu hiệu ngứa ngáy thường xuyên, khí hư bất thường cũng như các dấu hiệu khác, cần lập tức đến gặp các bác sĩ phụ khoa để khám bệnh và kê thuốc. Bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ phát triển nặng hơn và tái phát nhiều lần.
5. Cách phòng bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida
Những sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều đến căn bệnh viêm âm đạo do nấm Candida. Do vậy, nếu muốn hạn chế phòng ngừa căn bệnh này, các chị em cần phải hết sức chú ý đến những sinh hoạt và cách vệ sinh hàng ngày của mình. Dưới đây là những lưu ý để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm âm đạo:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là ngày có kinh nguyệt.
- Không nên lạm dụng quá nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ vi nó làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo.
- Không được thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
- Giữ một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học để không làm giảm axit trong âm đạo
- Quan hệ tình dục an toàn, sạch sẽ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!