- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol (ORS), hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp.
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường khi bị tiêu chảy (Ảnh minh họa: Internet)
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú. Sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.
- Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài chứ không có tác dụng kháng vi-rút. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong...
- Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!