Những mặt trái của cơm gạo trắng mà rất ít người biết tới

Điều cần biết - 11/24/2024

Ít người biết rằng loại gạo trắng đang được tiêu thụ phổ biến lại có một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người.

Gạo trắng được tạo ra sau quá trình xay xát, loại bỏ vỏ trấu, cám và mầm. Quá trình này vô tình làm thay đổi hương vị và vẻ ngoài của gạo. Sau khi xay, gạo trắng thường được đánh bóng để dễ bán trên thị trường.

Các nghiên cứu tại Đại học Y Maryland cho thấy, những người tiêu thụ gạo trắng ít nhất năm lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn người khác 20%. Một trong những lý do chính làm gạo trắng được nhiều người ưa thích là do chúng sở hữu vị ngon vượt trội so với các loại gạo khác.

Tuy nhiên, cũng có một số mặt trái ít người biết tới của loại thực phẩm vô cùng phổ biến này:

Những mặt trái của cơm gạo trắng mà rất ít người biết tới

Gạo trắng được tạo ra sau quá trình xay xát, loại bỏ vỏ trấu, cám và mầm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mặt trái lớn nhất của cơm trắng là làm tăng lượng đường huyết trong máu. Không những thế, theo Lori Zanini, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiêm người sáng lập chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người bệnh tiểu đường, loại thực phẩm này còn sở hữu chỉ số glycemic phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn cao.

Chỉ số glycemic càng lớn thì bạn càng có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ) cũng cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 23% khi chúng ta ăn cơm trắng mỗi ngày. Nguyên nhân là do trong quá trình chế biến, các chất xơ và chất dinh dưỡng có đặc tính chống bệnh tiểu đường trong loại thực phẩm này bị loại bỏ gần hết.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra, thay thế gạo trắng bằng các loại thực phẩm chứa carb nguyên cám như gạo nâu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài gạo trắng, bạn nên hạn chế tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa carb tinh luyện như bánh mì trắng và nhiều đường để bảo vệ sức khỏe.

Những mặt trái của cơm gạo trắng mà rất ít người biết tới

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 23% khi chúng ta ăn cơm trắng mỗi ngày.

Dẫn tới hội chứng chuyển hóa

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy, những người tiêu thụ cơm gạo trắng trong thời gian dài hơn có thể có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn người khác. Trên thực tế, phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng cơm trắng có sẽ phải đối mặt với hội chứng này cao hơn so với người tiêu thụ nhiều ngũ cốc.

Ngoài ra, Marisa Moore, chuyên gia y khoa kiêm người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, loại thực phẩm này cũng góp phần gây béo phì và rối loạn lipid máu.

Trong một nghiên cứu khác ở Hàn Quốc, phụ nữ ở độ tuổi vị thành niên tiêu thụ nhiều cơm gạo trắng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

Gây thừa cân

Chế độ ăn kiêng chủ yếu chứa cơm gạo trắng đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Trên thực tế, gạo trắng là một loại ngũ cốc tinh chế.

Theo các nghiên cứu tại Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên cám có thể thúc đẩy khả năng kiểm soát cân nặng của bạn.

Do gạo trắng gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, mọi người không nên sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này.

Những mặt trái của cơm gạo trắng mà rất ít người biết tới

Chế độ ăn kiêng chủ yếu chứa cơm gạo trắng đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Gạo trắng có lợi đối với sức khỏe không?

Dù gạo trắng mang lại một số mặt trái nhất định, chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của loại thực phẩm này đối với đường tiêu hóa. Gạo trắng là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn BRAT. Chế độ ăn kiêng này được các chuyên gia khuyến nghị dành cho những người mắc bệnh dạ dày hoặc tiêu chảy.

Hơn nữa, gạo trắng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng tiêu chảy. Chúng chứa ít chất xơ và góp phần khiến phân trở nên cứng hơn.

Vì sở hữu hàm lượng chất xơ thấp, loại thực phẩm này sẽ không ép buộc dạ dày của bạn phải làm việc quá sức. Chúng giúp đường tiêu hóa nghỉ ngơi và phục hồi sau khi mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh Crohn, bệnh viêm ruột và viêm loét đại tràng.

Gạo trắng không thực sự ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của chúng ta. Do vậy, nếu biết cách kiểm soát liều lượng tiêu thụ, bạn hoàn toàn có thể đưa loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng.

Chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) khuyên, mọi người có thể sử dụng gạo trắng một lần trong 1-2 tuần. Tiêu thụ loại gạo này thường xuyên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những mặt trái của cơm gạo trắng mà rất ít người biết tới

Gạo trắng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng tiêu chảy.

Nếu có điều kiện, bạn nên thay thế gạo trắng bằng gạo nâu. Chúng rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Loại gạo này đã được các chuyên gia chứng minh có đặc tính chống viêm, giảm huyết áp hiệu quả. Thường xuyên sử dụng gạo nâu cũng góp phần cải thiện quá trình trao đổi chất và chức năng hoạt động của tế bào nội mô.

(Nguồn: Stylecraze)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!