Bông cải xanh
Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào chất phytochemical sulforaphane có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, viêm, trầm cảm. Theo các nhà khoa học, cơ thể hấp thụ phytochemical sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống. Dưới tác động của nhiệt độ, lượng vitamin C có trong loại rau này cũng bị hao hụt. Nếu muốn ăn bông cải xanh chín, hấp chính là phương pháp giúp hạn chế thất thoát dưỡng chất nhất.
Hành tây
Hành tây chứaflavonoid quercetin, có thể phòng ngừa ung thư. Ăn hành tây sống là cách hấp thụ tối đa chất này. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2012 chỉ ra rằng, khi nướng hành tây trong lò, những dưỡng chất tốt cho tim mạch sẽ biến mất sau 30 phút.
Ớt chuông
Ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Chỉ cần ăn 100g ớt chuông đỏ là bạn có thể đảm bảo lượng vitamin C trong ngày được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Tuy nhiên, quá trình chế biến bằng nhiệt sẽ làm phá hỏng vitamin C có trong loại quả này.
Tỏi
Tỏi chứa allicin giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống cảm cúm, ung thư. Tuy nhiên, chất này dễ bay hơi dưới tác dụng của nhiệt độ.
Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút sẽ ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi. Luộc tỏi trong 20 phút sẽ bị ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn. Chỉ quay tỏi lò vi sóng khoảng 1 phút đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của nó.
Ăn tỏi sống chính là cách để cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất quý giá của loại thực phẩm này.
Rau cải xoăn
Loại rau này chứa hợp chất glucosinolates. Khiglucosinolates gặp enzyme myrosinase sẽ tạo thành chất isothiocyanates - có tác dụng chống viêm, chống các tế bào ung thư. Nhiệt độ sẽ vô hiệu hóa myrosinase. Do đó, cải xoăn nấu chín không còn tác dụng phòng chống bệnh như khi bạn sử dụng chúng để làm salad.
Củ cải đường
Củ cải đường giàu chất xơ,folate,vitamin C và mangan. Khi nấu chín, khoảng 25%folate, các vitamin và khoáng chấttrong củ cải đường sẽ mất đi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!