2. Vi-rút Epstein-Barr (EBV)
EBV là một loại vi-rút herpes. Chúng được biết đến nhiều nhất là nguyên ngân gây bệnh truyền nhiễm, thường được gọi là 'bệnh của nụ hôn'. Ngoài hôn, EBV có thể lây truyền từ người sang người qua hành động ho, hắt hơi, hoặc dùng chung đồ uống hay dụng cụ ăn.
Phần lớn người Mỹ bị nhiễm EBV vào năm cuối lứa tuổi thiếu niên, dù vậy không phải ai cũng phát triển những triệu chứng của bệnh.
Giống như nhiễm loại vi-rút herpes khác, nhiễm EBV là kéo dài, mặc dù hầu hết mọi người không có triệu chứng sau một vài tuần nhiễm bệnh. EBV lây nhiễm và tấn công vào một số tế bào bạch cầu trong cơ thể được gọi là lympho B (hay tế bào B).
Không có thuốc hoặc phương pháp điều trị nào chữa khỏi EBV, không có vắc-xin có thể ngăn ngừa được chúng, nhưng nhiễm EBV không gây ra vấn đề nghiêm trọng với hầu hết mọi người.
Nhiễm EBV làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng và một số loại u lympho phát triển nhanh như u lympho Burkitt. Nó cũng có thể liên quan đến u lympho Hodgkin và một số trường hợp ung thư dạ dày. Các bệnh ung thư liên quan đến EBV phổ biến hơn ở Châu Phi và một phần khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung, rất ít người nhiễm EBV bị phát triển thành ung thư.
Nhiễm EBV làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng (Ảnh minh họa: Internet)
3. Vi-rút viêm gan B (HBV) và vi-rút viêm gan C (HCV)
Cả HBV và HVC đều là nguyên nhân gây viêm gan siêu vi, một loại nhiễm trùng gan. Các loại vi-rút khác cũng có thể gây viêm gan (ví dụ vi-rút viêm gan A), nhưng chỉ có HBV và HCV có thể gây viêm gan mạn tính - làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Tại Mỹ, gần một nửa số bệnh nhân ung thư gan có liên quan đến nhiễm HBV hoặc HCV. Nhưng con số này cao hơn nhiều ở một số nước khác, những nơi mà cả hai bệnh viêm gan vi-rút và ung thư gan là phổ biến hơn.
Trong 2 loại vi-rút này, nhiễm HBV có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng, giống như cúm và vàng da (vàng da ở vùng mắt và da). Phần lớn người trưởng thành phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tháng nhiễm HBV. Chỉ có một phần rất nhỏ người trưởng thành tiến triển thành nhiễm HBV mạn tính, nhưng nguy cơ này cao hơn ở trẻ em. Những người nhiễm HBV mạn tính có nguy cơ cao mắc ung thư gan.
Cả HBV và HVC đều là nguyên nhân gây viêm gan siêu vi (Ảnh minh họa: Internet)
HCV ít gây ra triệu chứng hơn HBV, nhưng khả năng gây nhiễm mạn tính cao hơn, điều này có thể dẫn đến tổn thương gan hoặc thậm chí gây ung thư. Ước tính có khoảng 3,2 triệu người Mỹ nhiễm HCV mạn tính, và phần lớn số họ thậm chí không biết mình bị nhiễm bệnh.
Một khi nhiễm trùng được phát hiện, biện pháp điều trị và phòng ngừa có thể được sử dụng để làm chậm tổn thương gan và làm giảm nguy cơ ung thư. Cả nhiễm viêm gan B và C đều có thể được điều trị bằng thuốc.
Điều trị viêm gan C mạn tính bằng cách kết hợp thuốc trong ít nhất vài tháng có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh ở nhiều người. Một số thuốc cũng có thể được dùng điều trị viêm gan B mạn tính. Mặc dù không chữa khỏi bệnh, nhưng chúng có thể làm giảm nguy cơ tổn thương gan cũng như giảm nguy cơ ung thư gan.
Đã có vắc-xin phòng ngừa nhiễm HBV, nhưng chưa có cho HCV. Tại Mỹ, vắc-xin HBV được khuyến khích dùng cho tất cả trẻ em. Nó cũng được khuyên dùng cho người trưởng thành có nguy cơ phơi nhiễm với bệnh. Những đối tượng này bao gồm những người bị nhiễm HIV, quan hệ tình dục đồng tính nam, tiêm chích ma túy, những người ở một số nhà tình thương hoặc phơi nhiễm do ngành nghề (ví dụ như nhân viên y tế) và những người khác.
4. Vi-rút polyma tế bào Merkel (MCV)
MCV được phát hiện năm 2008 trong mẫu xét nghiệm từ một loại ung thư da hiếm và có tính công kích cao được gọi là ung thư biểu mô tế bào Merkel. Hầu hết mọi người nhiễm MCV vào một thời điểm nào đó (thường là thời thơ ấu), và phần lớn không có triệu chứng. Nhưng ở một vài người có nhiễm trùng này, vi-rút có thể ảnh hưởng đến ADN trong tế bào, có thể dẫn đến ung thư tế bào Merkel. Gần như tất cả những người ung thư tế bào Merkel hiện nay được cho là có liên quan với loại nhiễm trùng này.
Hiện vẫn chưa hiểu rõ cách mà người bệnh nhiễm loại vi-rút này, nhưng nó đã được tìm thấy ở một số nơi trong cơ thể, bao gồm cả da bình thường và nước bọt.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư
Vân Doãn (cancer)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!