1. Bắt đầu uống vitamin
Nếu bạn chưa bắt đầu thì hãy bắt đầu tìm mua vitamin cần thiết cho bà bầu để uống ngay đi nhé. Bổ sung đầy đủ vitamin trong 3 tháng đầu mang thai được chứng minh là sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ dị tật ống thần kinh (như bệnh nứt đốt sống).
2. Tìm bác sĩ
Việc tìm bác sĩ cho giai đoạn mang thai cũng không dễ dàng gì vì bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, hãy dành thời gian để chọn lựa một người phù hợp với nhu cầu của bạn.
3. Đặt lịch khám thai lần đầu tiên
Trong lần khám đầu này, bác sĩ sẽ xem lại lịch sử y tế của bạn cũng như khám tổng quan cơ thể. Bạn sẽ phải trải qua một loạt các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm Pap smear (Phết tế bào cổ tử cung), xét nghiệm nước tiểu và máu để xác định nhóm máu của bạn, tình trạng Rh, nồng đồ hCG và xem có bất kì nhiễm trùng nào không. Bạn có thể sẽ phải thực hiện siêu âm ban đầu để xác nhận nhịp tim, ngày mang thai và để chắc chắn rằng mọi thứ đang tiến triển bình thường.
Bạn cũng sẽ được sàng lọc bệnh di truyền hay tiểu đường, phụ thuộc vào lịch sử bệnh tật của gia đình bạn. Trong khi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn rất nhiều câu hỏi và bạn cũng nên tự đặt ra một số câu hỏi cho riêng mình: ví dụ như về sự an toàn của những loại thuốc mà bạn uống, cách để bỏ thói quen xấu hay bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bạn.
Mẹ bầu nên đặt lịch khám thai lần đầu để kiểm tra sức khỏe tổng quát (Ảnh: Internet)
4. Xem xét các xét nghiệm di truyền
Bạn có thể sẽ có một buổi siêu âm độ mờ da gáy vào khoảng giữa tuần 11 và 14 của thai kì để kiểm tra xem có hội chứng Down hay dị tật tim bẩm sinh không; dựa trên độ rủi ro của bạn, bác sĩ có thế sẽ đề nghị NIPT vào khoảng tuần 9 (một quy trình sàng lọc máu tìm kiếm những bất thường về nhiễm sắc thể), hoặc các xét nghiệm chuẩn đoán tiền sản (như lấy máu sinh tiết hoặc chọc ối).
5. Tạo một khoản ngân sách
Việc sinh em bé sẽ tiêu tốn khá nhiều. Vì vậy đây là lúc bạn cần xem lại các khoản chi tiêu hàng tháng và dành ra một phần cho việc này.
6. Ăn uống hợp lý
Bạn cần giảm hoặc bỏ những đồ uống có caffeine, cũng như tìm hiểu xem những thực phẩm nào sẽ tốt cho thai phụ.
Thói quen dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bà bầu khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
7. Dành ra thời gian để tập thể dục
Việc tập luyện điều độ trong suốt thai kì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả bạn và con. Chỉ cần 30 phút mối ngày là đủ. Hãy bắt đầu lên mạng và tìm kiếm các bài tập cho bà bầu từ bây giờ đi thôi.
8. Bắt đầu nghĩ tên cho bé
Chẳng bao giờ là quá sớm để bắt đầu với việc này đâu. Hãy lên ý tưởng dần hoặc tham khảo người thân xung quanh để có được cái tên ý nghĩa cho con.
9. Lên kế hoạch thông báo tin vui
Hầu hết mọi người sẽ đợi đến hết tháng thứ 3 mới công bố tin vui, vì khi đó nguy cơ sảy thai thấp hơn. Và nếu bạn đang đi làm, hãy bắt đầu nghĩ xem khi nào thì nên nói với sếp và nói thế nào, trước đó thì bạn nên nghiên cứu về chính sách thai sản của công ty mình.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!