Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài như: trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, không dung nạp Lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật. Ngoài ra, tiêu chảy kéo dài còn do nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu, sai lầm trong chế độ ăn uống; ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn; sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn. Cần hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi bị tiêu chảy cấp.
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dài:
Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.
Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại. Trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng nếu tiêu chảy kéo dài quá lâu.
Thiếu vitamin: Dấu hiệu thiếu vitamin nhóm tan trong dầu, mỡ (A, D, E, K): khô mắt, còi xương, xuất huyết. thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như: Kẽm, Selen, Kali, phốt-pho.
Để khắc phục tình trạng đi ngoài kéo dài ở trẻ nhỏ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng cho biết:
'Về chế độ ăn cho trẻ: Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.
Nếu bạn không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Bạn cũng cần bù nước và điện giải cho trẻ: Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, cần bù nước và điện giải bằng đường uống, song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa…
Bạn cần cung cấp cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng như vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, selen, acid Folic dưới dạng thuốc nước (Hydrosol, Nutroplex, Dynavit, Alvityl…) theo chỉ dẫn của bác sĩ'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiêu chảy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!