Phân biệt và phòng tránh ngộ độc nấm rừng

Điều cần biết - 05/04/2024

Ngộ độc nấm rừng là vấn đề rất nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến tử vong cao.

Nấm vừa là một loại thực phẩm dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe vừa là một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh nan y. Những loại nấm chúng ta thường sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày có thể kể đến như: Nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm sò, nấm mèo…

Nấm thường tập trung ở những vùng núi, phát triển mạnh vào mùa xuân và hè, khi độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy nấm rừng thường mọc hoang dại, nấm độc mọc xen lẫn với nấm thường, nếu như chúng ta lựa chọn nấm không đúng sẽ rất nguy hiểm. 

Việc phân biệt và phòng tránh ngộ độc nấm rừng là điều cần thiết và cấp bách, đặc biệt là đối với người dân ở vùng rừng núi, nơi xuất hiện nhiều nấm độc và họ thường xuyên sử dụng nấm trong các bữa ăn. 

Phân biệt và phòng tránh ngộ độc nấm rừng

Nấm độc thể phân biết bằng mắt thường qua màu sắc cũng như đặc điểm trên thân nấm (Ảnh minh họa: Internet)

Cách nhận biết nấm độc

Thực tế thì việc nhận biết nấm độc không hề đơn giản vì chúng có nhiều điểm tương đồng và thường mọc lẫn với nấm thường, gây khó khăn cho những người hái nấm. Tuy nhiên nếu bạn chú ý quan sát và dựa vào một số đặc điểm cơ bản sau đây sẽ giúp tránh được những loại nấm rừng độc hại.

Phân biệt bằng mắt thường

Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, rất bắt mắt. Bên cạnh đó, nấm thường có đốm trắng, đen, đỏ… nổi lên trên vùng mũ nấm hoặc vòng quanh thân. Trên mũ nấm thường xuất hiện rãnh, vết nứt. Đặc biệt, khi chúng ta ngắt nấm độc, thông thường sẽ có nhựa nấm chảy ra. 

Phân biệt bằng mũi

Nấm độc khi hái thường có mùi hắc, mùi cay hoặc đắng xộc lên mũi. Trong khi nấm bình thường thì không có mùi hoặc mùi thơm nhẹ. 

Một số mẹo thử nghiệm đơn giản

Bạn có thể dùng phần trắng của cây hành lá chà sát nhẹ nhàng lên mũ nấm, nếu thân hành chuyển thành màu xanh tức là nấm có độc, nếu không chuyển mình chứng tỏ là nấm có thể dùng được. Hoặc bạn có thể sử dụng sữa bò tươi để kiểm tra xem nấm có độc hay không. Bạn nhỏ một lượng nhỏ sữa bò tươi nên mũi nấm, nếu thành sữa bò vón cục, có khả năng đây là nấm độc.

Một sối loại nấm rừng độc hại phổ biến hiện nay bạn cần tránh như: Nấm độc tán trắng, nấm đỏ, nấm đen nhạt, nấm độc xanh đen (nấm lục)… 

Các phòng tránh ngộ độc nấm rừng 

Phân biệt và phòng tránh ngộ độc nấm rừng

Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ (Ảnh minh họa: Internet)

- Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.

- Không hái những nấm còn non khi chưa xòe hết mũ vì chưa bộc lộ được hết những đặc tính của nấm độc. 

- Ở những địa phương miền núi, khi vào rừng hái nấm cần học hỏi những người thực sự có kinh nghiệm để nhận biết được chính xác đâu là nấm độc, đâu là nấm có thể dùng được.

- Nấm tươi mới hái nên sơ chế và sử dụng ngay, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp các chất dinh dưỡng trong nấm không bị mất đi. Nếu để nấm lâu ngày, không bảo quản cẩn thận, nấm bị ôi và nát cũng có thể chuyển thành nấm độc. 

Một số lưu ý khi mua nấm và bảo quản nấm

- Chọn nấm còn tươi, lành lặn, thịt chắc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi nấm bị hư thường có màu đen sậm, nấm khô hơn và mất đị vị ngọt.

- Nấm tươi nếu không ăn ngay nên cất giữa trong hộp thoáng khí, để trong ngăn mát của tủ lạnh, có thể để được 4-5 ngày. Không bao giờ bọc kín nấm trong túi nilon vì dễ làm nấm bị hư.

- Nấm nên được rửa sạch và tránh ngâm nước quá lâu vì nấm thường rất hút nước. 

- Nấm cũng có thể được sấy hoặc phơi khô để sử dụng lâu hơn. Lưu ý nấm khô cần được bọc kín, tránh bị ẩm, cất giữa ở nơi thoáng mát. Khi bạn sử dụng nấm khô, cần rửa thật kĩ bằng nước sạch, sau đó ngâm trong nước nóng 15 phút rồi chế biến bình thường. 

>>> Xem thêm: Lai Châu: Ăn nấm độc, 19 người nhập viện

Hồng Nam (TH)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!