Phòng cúm cho bé ngày đầu đông

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Ảnh hưởng gió mùa kèm theo mưa rải rác, nhiệt độ giảm dần trong những ngày đầu đông trở thành nguy cơ khiến nhiều trẻ nhỏ mắc cúm.

Nếu trẻ có các dấu hiệu như: mệt mỏi, cáu kỉnh, không chịu ăn, ho, tiêu chảy và nôn, bị sốt hoặc cảm sốt, chảy nước mũi bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Dùng thuốc đúng loại

Cúm là một bệnh dễ lây lan, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm cúm sẽ có những biến chứng nặng hơn so với trẻ lớn. Trẻ em dưới 2 tuổi bị cúm cần phải điều trị bằng thuốc để chống lại vi-rút gây cúm. Thuốc này được gọi là thuốc kháng vi-rút. Gia đình nên đưa trẻ đi khám và uống thuốc trong vòng 48 giờ kể từ khi có các triệu chứng của cúm. Cúm ở trẻ nhỏ càng được điều trị sớm càng mau khỏi và không để lại những biến chứng nguy hiểm.

Phòng cúm cho bé ngày đầu đông

Cúm ở trẻ nhỏ càng được điều trị sớm càng mau khỏi

Đừng quên tiêm phòng

Tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm chủng ngừa cúm ngay cả khi trẻ bị một bệnh nào đó giống cúm. Vắc-xin cúm không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Bé yêu sẽ phải tiêm mũi vắc-xin cúm thứ hai trong khoảng 4 tuần sau khi chủng ngừa cúm lần đầu tiên.

Có 2 loại vắc-xin cúm:

- Vắc -xin cúm được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

- Vắc-xin cúm dạng phun được sử dụng trực tiếp. Vi-rút cúm sẽ suy yếu rồi chết thay vì chết ngay như chích ngừa cúm. Loại vắc-xin này được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi, sức khỏe tốt.

Phòng cúm cho bé ngày đầu đông

Vắc -xin cúm được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Bố mẹ, người thân thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng nên chích ngừa cúm để phòng chống lây cúm cho trẻ nhỏ. Sau khi chích ngừa, một số bé có thể sốt nhẹ từ 1 - 2 ngày, đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy bé có các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau 2 ngày, gia đình cần đưa bé đi khám.

Một số phụ huynh do dự về việc tiêm vắc-xin cho con với nhiều lý do nhưng điều quan trọng là bố mẹ nên nghĩ về những biến chứng do cúm gây ra.

- Trẻ em dưới 2 tuổi có nhiều khả năng bị bệnh cúm và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

- Một lượng nhỏ thủy ngân là chất bảo quản thường gặp ở vắc-xin đa liều. Đây là vấn đề nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm. Tuy nhiên, loại vắc-xin có chứa chất bảo quản này chưa được chứng minh là gây ra bệnh tự kỷ hoặc các vấn đề y tế khác đối với trẻ em.

Phòng ngừa cúm cho bé

Bất cứ ai trong gia đình có triệu chứng cúm thì không nên chăm sóc hoặc chơi cùng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu bắt buộc phải chăm sóc, người bị cúm phải sử dụng khẩu trang và rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với trẻ.

Tất cả những người khi tiếp xúc gần gũi với em bé cần làm những việc sau:

- Che mũi, miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy sau khi đã sử dụng.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong vòng 15 đến 20 giây, nhất là sau khi ho và hắt hơi.

- Nếu em bé dưới 6 tháng tuổi vô tình tiếp xúc với người bị cúm, gia đình nên đưa trẻ đi khám để được phòng chống hoặc điều trị ngay từ khi có các triệu chứng nhẹ.

Làm gì khi bé bị cúm

Nếu bé còn đang bú mẹ và bị cúm thì vẫn duy trì chế độ cho bú bình thường. Khi thấy bé có các triệu chứng sốt, quấy, bị tái phát cúm sau khi đã điều trị thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi để có chỉ định của thầy thuốc.

- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.

- Luôn có người chăm sóc, theo dõi bé.

- Tạo không gian phòng nghỉ yên tĩnh, thoải mái khi bé bị bệnh.

Đồng thời, trong trường hợp người mẹ bị cúm thì không nên cho trẻ bú trực tiếp mà nên vắt sữa vào bình và cho trẻ bú bình hoặc xúc thìa.

>> Xem thêm:Phân biệt bé bị cúm hay cảm lạnh

Văn Cường

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!