Hiện nay, sinh thiết để xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không. Đối với hầu hết các trường hợp nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ bên tinh hoàn bị tổn thường qua đường rạch ở bẹn.
Thủ thuật này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn. Sau đó các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô tinh hoàn đem soi dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.
Trong một số trường hợp hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và tiếp tục cắt tinh hoàn nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi).
Nếu có ung thư tinh hoàn, cần tiếp tục tiến hành các xét nghiệm để xác định ung thư đã lan chưa. Xác định giai đoạn bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Ảnh minh họa
Điều trị
Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ và/hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau
- Phẫu thuật cắt tinh hoàn qua đường bẹn là một phẫu thuật triệt để. Nam giới còn một bên tinh hoàn bình thường vẫn có thể có khả năng cương và sản xuất tinh dịch bình thường. Do đó, phẫu thuật cắt một bên tinh hoàn không làm bệnh nhân bị liệt dương và hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
- Chiếu xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và làm làm co nhỏ khối u. Chiếu xạ là một phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư trong vùng được điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp gồm có mệt mỏi, thay đổi ngoài da vùng chiếu tia, mất cảm giác ngon miệng và ỉa lỏng.
- Hóa chất là dùng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể. Hóa chất được dùng bổ trợ để tiêu diệt tế bào ung thư có thể còn lưu lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật.
Tác dụng phụ chủ yếu phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng. Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, ỉa lỏng, nôn, sốt, rét run, ho/khó thở, đau miệng, ban ngoài da. Các tác dụng thường gặp khác gồm chóng mặt, tê bì, mất phản xạ hoặc nặng tai.
Khám theo dõi định kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng. Việc theo dõi định kỳ giúp tìm nguyên nhân các bất thường về sức khỏe và phát hiện sớm ung thư tái phát để điều trị ngay.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Vì thế việc cần làm bây giờ là em nên đi khám ngay tại các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu để có cách điều trị phù hợp.
Nhìn chung, nếu được điều trị sớm, tiên lượng ung thư tinh hoàn tương đối khả quan, giai đoạn sớm có thể chữa khỏi bệnh.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!