Những chiếc răng sữa nhỏ của bé chắc chắn sẽ mất đi. Răng sữa thường gây đau khi mọc lên và lung lay rồi rụng khỏi nướu. Thông thường, răng sữa thường rụng vào đầu hay giữa năm đầu khi trẻ đến tuổi đến trường và dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Vậy sao hiện tại bạn và bé vẫn phải chăm sóc tốt cho chúng?
Có một vài lý do như sau: đầu tiên, vì răng sữa sẽ “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn, vậy nên nếu những chiếc răng này bị hư tổn, chúng có thể làm biến dạng miệng của bé về sau này. Hai là, con bạn cũng cần răng để cắn và nhai thức ăn trong vài năm đầu đời, nên hàm răng không khỏe sẽ cản trở khả năng nhai, nuốt, từ đó cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé. Hàm răng khỏe mạnh cũng rất quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ và ngoại hình của bé – hai điều cần thiết để tạo nên sự tự tin cho bé. Những bé không thể nói một cách rõ ràng vì những chiếc răng hỏng hay không chịu mở miệng để giấu đi những chiếc răng sâu hay răng sún sẽ cảm thấy vô cùng tự ti về bản thân. Cuối cùng, nếu bạn bắt đầu đánh răng cho bé sớm, bé sẽ dần hình thành thói quen chăm sóc răng miệng, duy trì thói quen này trong tương lai sẽ giúp bảo vệ những chiếc răng vĩnh viễn của bé.
Cách chải răng cho bé
Bạn có thể dùng một miếng gạc ẩm để lau răng sữa cho bé, ngoài ra bạn có thể dùng miếng vải lau hay bàn chải bọc ngón tay dùng một lần được thiết kế để vệ sinh răng sữa. Bạn cũng có thể chải với loại bàn chải nhỏ, mềm (không nhiều hơn 3 hàng lông chải) được làm ẩm với nước. Nha sĩ hoặc dược sĩ có thể giúp bạn xác định đúng loại bàn chải phù hợp cho bé. Khi những chiếc răng hàm mọc lên, việc chải răng mới cần được thực hiện kỹ lưỡng hơn. Chải răng sẽ giúp bé hình thành thói quen tốt về vệ sinh răng miệng, vì vậy kết hợp cả hai việc lau và chải là phương pháp tốt nhất giúp bạn xây dựng cho bé thói quen này.
Hãy lau hoặc chải răng sau bữa ăn và trước giờ ngủ. Hãy chải thật nhẹ nhàng vì răng bé thường rất mềm. Bạn cũng nên chải nhẹ và lau chà phần lưỡi của bé vì lưỡi tích tụ nhiều vi sinh vật (bạn chỉ nên chà phần lưỡi phía trước, chà vào quá sâu có thể gây nôn ọe cho bé). Không nên dùng kem đáhienh răng, mặc dù bạn có thể thêm vào bàn chải một ít kem dành riêng cho trẻ sơ sinh và không có chứa flo, nếu kem đánh răng có thể làm cho trẻ thích thú hơn với việc chải răng. Nếu bạn đang dùng kem đánh răng có flo thì chỉ nên thêm một chấm nhỏ cỡ hạt đậu lên bàn chải. Hãy cẩn thận vì nhiều bé có thể thích vị của kem đánh răng. Do bé có thể nuốt kem thay vì nhổ ra sau khi chải răng, từ đó tăng nguy cơ bé có thể nuốt quá nhiều flo.
Những trẻ lớn hơn và trẻ tập đi thường háo hức tự chải răng một mình. Ngay khi bé đã khéo léo hơn, bạn có thể để bé tự chải răng một mình sau bữa ăn. Hãy để bé quan sát khi bạn chăm sóc răng của chính mình. Nếu cha mẹ tạo được tấm gương chăm sóc răng tốt, bé có nhiều khuynh hướng học theo và có thể trở nên chuyên tâm chải răng và làm sạch kẽ răng hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho hàm răng chắc khỏe
Mặc dù đánh răng và làm sạch kẽ răng luôn giữ vai trò quan trọng, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có những tác động tương tự đến sức khoẻ răng miệng của bé. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ bằng cách đảm bảo bổ sung đủ lượng canxi, photpho, flo, một số khoáng chất và vitamin (đặc biệt là vitamin C vì chúng giúp duy trì sức khoẻ của nướu), hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đường tinh luyện cao hay đường dẻo tự nhiên (ví dụ như trái cây khô, nho khô). Những điều này có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và chảy máu nướu.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế cho bé dùng đồ ngọt (dù là đồ ngọt tốt cho sức khỏe) xuống còn 1 hay 2 lần một ngày. Lượng đường nạp vào cơ thể càng nhiều thì nguy cơ gây hại cho răng trẻ càng cao. Dùng đồ ngọt kèm trong bữa ăn sẽ ít gây tổn hại răng hơn là cho bé ăn giữa các bữa ăn. Luôn chải răng cho bé ngay sau khi bé ăn đồ ngọt. Khi bé ăn đồ ngọt hay đồ ăn vặt nhẹ có lượng carbohydrate cao mà bạn thì lại không có bàn chải để giúp bé vệ sinh răng miệng, tốt nhất hãy cho bé ăn một ít phô mai vì phô mai có thể giúp ngăn chặn hoạt động của các axit gây sâu răng.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ các chuyên gia
Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà và duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, bé cần được khám răng thường xuyên để đảm bảo có một hàm răng khỏe mạnh. Ngay bây giờ, hãy lựa chọn nha sĩ uy tín và đáng tin cậy cho bé. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về sức khỏe răng miệng của trẻ, hãy gọi và đứa bé đến nha sĩ càng sớm càng tốt.
Theo các nha sĩ, lần kiểm tra răng đầu tiên nên được tiến hành lúc trẻ từ 1 – 2 tuổi. Bạn có thể đưa bé đi khám sớm hơn nếu bé ăn nhiều đồ ngọt. Càng đến khám nha sĩ sớm, bé càng có nhiều cơ hội để phòng ngừa những vấn đề về răng miệng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!