Theo quan niệm từ xưa, nhiều trường hợp nên tránh việc đi lại nhiều để tránh gió độc như: phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ và người ốm hoặc mắc các bệnh do virut... Tuy nhiên, đối với ngày nay liệu quan niệm này có còn hoàn toàn phù hợp và đúng với khoa học không?
Quan niệm xưa về việc kiêng đi lại tránh gió
Các kinh nghiệm dân gian từ xa xưa thường do nhân dân đúc kết từ sự việc đã diễn ra để lại bài học truyền từ đời này sang đời khác. Qua mỗi thời kỳ, do môi trường sống và nhu cầu con người ngày một thay đổi mà cách áp dụng những quan niệm xưa cũng thay đổi để phù hợp hơn với hoàn cảnh.
Đối với kinh nghiệm người đi trước để lại thì thường khuyên mọi người nên kiêng cữ việc đi lại nhiều, tránh ra đường để tránh gió độc, nhất là đối với những phụ nữ mang thai, sau khi sinh, người già và trẻ nhỏ hay những người mắc bệnh. Bởi theo quan niệm cũ, khi cơ thể con người đang không được khỏe, hệ miễn dịch không ổn định thì việc đi lại có thể sẽ ảnh hưởng, nếu nhỡ không may gặp gió độc khiến cơ thể càng mệt mỏi, ốm lâu khỏi hơn, lây sang người ngoài, thậm chí là tử vong nếu gió quá độc.
Cũng đã có rất nhiều trường hợp không cẩn thận đi ra ngoài thậm chí ngủ trong phòng, gặp phải gió độc gây ra các tình trạng như méo mặt, miệng, liệt chân tay, đột tử...Đôi khi chỉ sau một đêm ngủ dậy, cơ thể đã hoàn toàn thay đổi, hiện tượng này được các bác sỹ đông y giải thích là do người bệnh bị trúng gió, trúng cảm. Nguyên nhân là do tác động của gió lạnh làm liệt dây thần kinh số 7, khiến một số bộ phận bị tê liệt, méo và không còn cảm giác.
Trúng gió có thể gặp vào bất kỳ thời gian nào, nhưng thường xuyên nhất là khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thay đổi thất thường, sương và gió nhiều. Vì vậy, mọi người thường tránh đi lại nhiều vào thời điểm này.
Thực tế ngày nay thì việc kiêng đi lại tránh gió
Các chuyên gia ngày nay đều cho rằng không hề có loại gió độc nào cả, nên việc người dân quan niệm nên kiêng đi lại tránh gió là vô căn cứ. Thậm chí, phụ nữ mang thai và sau sinh, người già, trẻ nhỏ, người đang bệnh còn được khuyên nên đi ra ngoài nhiều để cơ thể hấp thụ vitamin D, đồng thời nâng cao sức khỏe. Việc có những trường hợp bị tác động do trúng gió là do các yếu tố thời tiết như nắng, mưa, gió, lạnh, sương...xâm nhập vào cơ thể một cách đột ngột thông qua lỗ chân lông và hệ hô hấp. Làm cho cơ thể chưa kịp thời thích ứng ngay nên dễ gặp phải các hiện tượng: choáng, chóng mặt, tái mặt, nôn, ngất...
Bí kíp giúp mẹ tắm cho trẻ 3 tháng tuổi chuẩn như y tá
Những lưu ý cho các bà mẹ sau khi sinh
Người bệnh sốt xuất huyết có được tắm không?
Thời gian sau sinh không lâu mẹ cần lưu ý những gì?
Hướng dẫn mẹ tắm gội an toàn sau sinh
Tại các nước phát triển phương tây, con người thường được bác sỹ khuyên nên ra ngoài đi lại và vận động nhiều, thậm chí phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ em và người già càng nên đi lại bên ngoài nhằm tăng sức dẻo dai cho cơ thể, phòng tránh nhiều bệnh tật. Vì vậy, người dân họ rất hay tham gia các hoạt động ngoài trời như: vui chơi, dã ngoại, cắm trại...và họ có một thể lực rất tốt, chịu được nắng gió.
Như vậy, có thể thấy quan niệm kiêng đi lại, kiêng gió từ thời xưa đã không còn phù hợp với ngày nay do sự thay đổi của môi trường sống đã khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên coi thường mà tiếp xúc cơ thể với mọi loại thời tiết. Nếu cơ thể đang không khỏe như mang thai, mới sinh hay bệnh thì nên giữ gìn, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong phòng kín, chỉ ra ngoài khi thời tiết ổn định, không quá nóng hay lạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!