Rối loạn mỡ máu: Mối nguy khi dừng điều trị

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Để điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc. Bên cạnh đó, lối sống và chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng.

Trung bình, mỗi năm có 200.000 người Việt đột quỵ do rối loạn mỡ máu, khoảng 50% bệnh nhân tử vong. Thống kê do Hội Phòng chống Tai biến mạch máu não Việt Nam tiến hành. Đây là một bệnh ngày càng phổ biến tại nước ta, đặc biệt với dân cư ở thành thị và có xu hướng trẻ hoá.

Rối loạn mỡ máu cần được điều trị kịp thời và dài hạn. Người bệnh phải thường xuyên kiểm tra và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc lạ, bỏ thuốc đều có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.

Khi nào bị rối loạn mỡ máu?

Trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, đảm bảo cho hoạt động của cơ thể. Rối loạn mỡ máu xảy ra khi các thành phần mỡ bị mất cân bằng, cao thấp bất thường. Cholesterol chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại mỡ với 60-70%, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng sống, khả năng sinh sản. Nhưng khi chỉ số cholesterol quá cao hoặc thấp quá mức cho phép, tình trạng xơ vữa động mạch có thể xảy ra, kéo theo các biến chứng về tim mạch.

Rối loạn mỡ máu thường diễn biến âm thầm, triệu chứng bên ngoài thường không rõ ràng, gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng của người bệnh.

Rối loạn mỡ máu: Mối nguy khi dừng điều trị

Rối loạn mỡ máu khiến máu khó lưu thông, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch

Dùng thuốc điều trị trong bao lâu?

Để điều trị tình trạng rối loạn mỡ máu, người bệnh cần đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành xét nghiệm. GS. TS Nguyễn Lân Việt - nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết ,mỗi bệnh nhân lại có phương pháp điều trị mỡ máu khác nhau, không có cách dùng thuốc chung cho tất cả trường hợp.

Do đó, bạn không nên tự ý mua thuốc về uống, dễ làm bệnh nặng hơn, thậm chí kéo theo bệnh khác. Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc loại thuốc và liều lượng hợp lý để không gây tác dụng phụ, đem đến kết quả tốt nhất.

Rối loạn mỡ máu: Mối nguy khi dừng điều trị

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao hơn

Theo GS. Nguyễn Lân Việt, hiện nay có nhiều bệnh nhân dùng thuốc 1-2 tháng rồi ngừng lnâng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Vì vậy, người bệnh cần điều trị lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuỳ vào tình trạng mỡ máu, bác sĩ sẽ tiến hành giảm liều hoặc ngưng thuốc. Ngay cả khi ngưng thuốc, bệnh nhân vẫn phải khám định kỳ để làm xét nghiệm, bảo đảm sức khoẻ và tính mạng.

Duy trì lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh việc dùng thuốc, lối sống và chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hoà mỡ máu. TS.BS Phan Bích Nga - Phụ trách Trung tâm Khám - Tư vấn Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chế độ ăn là một cách điều trị khoa học, hiệu quả, không tiềm ẩn nguy cơ.

Rối loạn mỡ máu: Mối nguy khi dừng điều trị

Người bệnh phải điều trị liên tục và lâu dài theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Người rối loạn mỡ máu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng không lipid, tránh chất béo, nhất là chất béo động vật, sữa. Hạn chế thực phẩm nhiều gluxit như khoai tây, khoai lang. Nên dùng đạm nạc hoàn toàn từ tôm, cá… Sử dụng dầu oliu, dầu cá để bổ sung chất béo, ăn nhiều rau xanh, củ qủa, giúp cơ thể khoẻ mạnh, loại bỏ cholestorol xấu.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường vận động, điều chỉnh cân nặng cho phù hợp. Bỏ các thói quen có hại như uống rượu bia, cà phê, hút thuốc… 

Nhìn chung, bệnh nhân có tình trạng rối loạn mỡ máu cần điều trị lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, dùng thuốc lạ. Một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cũng giúp bệnh tình được cải thiện. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái. Căng thẳng, lo lắng dễ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tật, hại tim.

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!