Rối loạn lipit có thể gây ra các mảng xơ vữa mạch gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Kẻ thù thầm lặng
Tăng huyết áp là 'kẻ giết người thầm lặng'. Tăng huyết áp ở Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa. Theo số liệu của Viện tim mạch VN, năm 2008, là khoảng 25% số người trưởng thành, tuổi từ 25 trở lên, tức là cứ 4 người lại có 1 người, bị tăng huyết áp. Nhưng hiện nay con số có lẽ cao hơn.
Trong khi đó, gánh nặng về rối loạn lipit máu cũng khiến các chuyên gia tim mạch lo ngại về căn bệnh này.
Theo PGS Tạ Mạnh Cường – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết hiện nay tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng trong khi đó tỷ lệ rối loạn Lipid cũng rất lớn. Hai bệnh tim mạch nào đều ảnh hưởng tới sức khoẻ đặc biệt là biến chứng đột quỵ. Có thể gây ra đột quỵ khiến người bệnh tử vong rất nhanh nếu không được đi khám kịp thời.
Mặc dù, hiện nay có nhiều thông tin truyền thông để người đi khám bệnh. Tuy nhiên, nhiều người khi có các biểu hiện khác đau ngực, khó thở đến phát hiện bị tăng huyết áp và các bệnh mạch vành khác.
PGS Cường cho biết để chẩn đoán huyết áp tăng, huyết áp bao nhiêu là tăng đo số cao ( tâm thu) thấp ( tâm trương). Một người được xác định là bị tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg thì coi là tăng huyết áp.
Còn về rối loạn Lipid người ta xét nghiệm 4 chỉ số nhưng tùy theo ngưỡng. Một người bình thường mà xét nghiệm Cholesterol có chỉ số tăng trên 5 ,2 mmol/L, HDL Cholesterol tăng < 0,9="" mg/dl="" mmol/l,="" ldl,="" cholesterol="" (xấu)="" 3,4="" mmol/l,="" triglyceride="" 1,7="" mmol/l="" với="" các="" chỉ="" số="" này,="" người="" bệnh="" đã="" bị="" loạn="">
Khi bị tăng huyết áp và rối loạn lipit nhiều người cho rằng đơn giản và bỏ qua không điều trị triệt để đặc biệt là tăng huyết áp. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhưng bỏ bẵng không điều trị và khi xuất hiện biến chứng mới đến bệnh viện. Có bệnh nhân biến chứng nặng nề là đột quỵ nhồi máu não hoặc chảy máu não. Lúc đó, bác sĩ mới xác định được bệnh nhân bị bệnh trước đó nhưng bỏ ngỏ không điều trị bệnh.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Theo PGS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia, đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc bệnh tim mạch cần lưu ý kiểm soát được cân nặng, không để tăng cân, chỉ số khối cơ thể nên BMI: 20-33 vì chỉ số này càng lớn thì nguy cơ các bệnh khác càng cao.
Ngoài ra, hàng ngày, những người này cần quan tâm đến chất béo ăn vào, không nên kiêng hết nhưng cần quan tâm chất lượng chất béo bão hòa (mỡ động vật 4 chân) nên hạn chế, mà nên quan tâm mỡ cá, gia cầm gà vịt thì chấp nhận được.
Trong tất cả thực phẩm giàu cholesterol thì lòng đỏ trứng nhiều cholesterol nhưng vẫn cần phải bổ sung cho cân đối. Nhiều người sợ không ăn trứng, điều này không tốt, theo PGS Mai bỏ trứng có thể gia gây bệnh quên quên, nhớ nhớ. Chúng ta có thể cũ đổi mới cách ăn một tuần ăn 2 - 3 quả để không bị ứ đọng tạo vữa xơ động mạch dẫn đến tăng huyết áp. Chú ý không ăn tái, ăn trần.
Ngoài ra, không nên ăn phủ tạng động vật, đặc biệt là món óc trần dễ tạo vữa xơ động mạch gây tăng huyết áp.
Cần tăng yếu tố bảo vệ như ăn rau, ăn 4 lạng rau (rau lá màu xanh thẫm cần ưu tiên) mỗi ngày, ăn nhiều quả chín…
Không nên ăn mặn, chỉ nên ăn dưới 5g muối một người mỗi ngày, bác sĩ khuyến cáo hãy giảm muối đi một nửa trong khẩu phần ăn. Hạn chế dưa muối cà muối, tẩm ướp đồ ăn, hạn chế rượu bia….
Cần tăng cường vận động thể lực để giải tỏa stress căng thẳng, bớt nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Ngoài ra cần ăn cá, ăn nhiều cá da trơn, nên chế biến hấp luộc, hạn chế chiên rán. Cần ăn đủ rau, 4-5 lạng rau mỗi ngày, quả nên chọn quả có múi, không nên vắt nước mà nên ăn nguyên miếng để có đủ chất xơ.
Nên ăn ít đặc biệt vào bữa tối, có thể ăn khoai cũng tốt nhưng không nên ăn nướng, chú ý vận động tiêu mỡ, thay đổi cường độ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!