Dấu hiện nhận biết rối loạn nội tiết ở nữ
Rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân cơ bản gây rối loạn kinh nguyệt. Khi chị em nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt từ chỗ rất đều đặn bỗng nhiên kéo dài ra hoặc rút ngắn lại thì chứng tỏ đang bị rối loạn nội tiết.
Rối loạn nội tiết gây rối loạn rụng trứng, ảnh hưởng khả năng đậu thai.
Giảm ham muốn tình dục: Khoái cảm ở phụ nữ do estrogen và progesterone mang lại. Khi hàm lượng các hormon này bị thay đổi, mất cân bằng sẽ dẫn đến giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái. Đó là chưa kể trạng thái tâm lý tiêu cực, sức khỏe suy giảm do rối loạn nội tiết gây ra, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ham muốn tình dục của chị em.
Huyết áp tăng bất thường: Với người có tiền sử mắc tăng huyết áp thì đây không phải là dấu hiệu rõ ràng để nhận biết mình có bị rối loạn nội tiết hay không. Tuy nhiên, nếu huyết áp tăng cao bất thường thì cần lưu ý tác động xấu của rối loạn nội tiết tới huyết áp. Vì khi lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Trong khi tỷ lệ natri ổn định là do sự cân bằng của hormon aldosterone. Do đó, khi cơ thể mất cân bằng aldosterone, sẽ dễ bị tăng huyết áp.
Da nhiều mụn: Sự mất cân bằng nội tiết khiến cơ thể không thực hiện tốt chức năng thải độc qua da. Các chất độc đọng lại trên da khiến da trở nên nhạy cảm, dễ bị mụn, xuất hiện vết nám da, da khô, kém độ đàn hồi, nhăn nheo, đen sạm, dễ bắt nắng...
Tăng nguy cơ hiếm muộn: rối loạn nội tiết có thể gây rối loạn rụng trứng, rối loạn kinh nguyệt, phát sinh các loại bệnh về tuyến giáp (cường giáp), thận, tuyến yên... Do vậy, chị em khó đậu thai, khả năng hiếm muộn cao.
Rậm lông: Ở cả hai giới, hệ thống nội tiết của cơ thể sẽ đồng thời sản xuất và giải phóng androgen và estrogen. Sự khác biệt nằm ở chỗ androgen ở nam giới nhiều hơn còn nữ giới ít hơn. Nhưng khi rối loạn nội tiết, phụ nữ tiết ra androgen quá nhiều có thể sẽ khiến lông phát triển nhiều hơn.
Liên tục mắc bệnh phụ khoa:Rối loạn nội tiết khiến cơ chế sản sinh nội tiết tố nữ bị gián đoạn, trục trặc, do đó thành âm đạo không thể tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo, làm cho môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng, các vi khuẩn gây viêm phụ khoa có điều kiện tấn công, gây bệnh.
Lo lắng kéo dài: Đó có thể là cảm giác mệt mỏi, buồn chán, thất vọng, lo lắng, cũng có thể là sự căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân, thì nên kiểm tra lại nội tiết tố nữ trong cơ thể mình.
Giải pháp cân bằng nội tiết cho phụ nữ
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và duy trì cơ chế sản sinh nội tiết cân bằng, ổn định.
Khi bị rối loạn nội tiết, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý: uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm điều hòa hormon cortisol trong cơ thể một cách hiệu quả nhất, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi, trà thảo mộc đều phát huy tác dụng rất tốt; Đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung các thực phẩm có tác dụng làm tăng nội tiết tố nữ, giảm rối loạn sinh lý phụ nữ như: đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành), cà rốt, khoai tây, tỏi, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hũ, bí ngô, chuối, mè đen, nấm, đậu đen…; Ăn ít nhất 2 bữa cá 1 tuần giúp duy trì sự cân bằng nội tiết.
Các loại cá là những thực phẩm vừa giàu protein vừa chứa nhiều omega-3, omega-6 và omega-9 - những loại dầu này là nguồn chất béo tốt nhất cho cơ thể.
Việc tập luyện cũng giúp chị em đẩy lùi rối loạn nội tiết. Hãy lựa chọn cho mình một bài tập thể dục phù hợp và tập luyện đều đặn ít nhất mỗi ngày 20 phút, các bài tập thể dục tay không, chạy bộ kết hợp hít thở đều, yoga đều rất phù hợp và có tác dụng tốt.
Chị em cũng cần tạo cho mình trạng thái tâm lý thoải mái, giữ tinh thần thư giãn, luôn lạc quan, vui vẻ, tránh xa các suy nghĩ tiêu cực. Hãy đọc truyện cười, xem phim hài, suy nghĩ đến những điều tốt đẹp mỗi ngày để tâm hồn luôn thoải mái.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!