Sơ cứu đột quỵ: Sai 1 ly đi 1 dặm

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Đột quỵ dẫn tới tỷ lệ tử vong cao thứ ba sau ung thư và các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, có tới 40% người nhà bệnh nhân không biết các dấu hiệu để cấp cứu kịp thời.

Số liệu của Tổ chức Đột quỵ thế giới cho thấy, mỗi năm trên toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Trên 80% trường hợp đột quỵ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nên việc chẩn đoán, xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ còn gặp nhiều khó khăn. Kiến thức về đột quỵ của người dân cũng còn hạn chế, không nhận biết được các triệu chứng để kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu.

Hậu quả là tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng lên tới con số 90%. Một nghiên cứu do PGS TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM và đồng nghiệp tiến hành, có tới 40% thân nhân bệnh nhân khi được hỏi không hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết. Thậm chí, họ còn nhầm lẫn đột quỵ với các bệnh khác như trúng gió, đau nửa đầu hoặc đau tim. Chính vì thế, không ít người đã chọn cách sơ cứu sai dẫn đến chậm trễ trong cấp cứu bệnh nhân.

Sơ cứu đột quỵ: Sai 1 ly đi 1 dặm

Đột quỵ dẫn tới tỷ lệ tử vong cao thứ ba sau ung thư (Ảnh minh họa: Internet)

Theo giới chuyên gia, đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não (chiếm 85% trường hợp) và xuất huyết não. Triệu chứng của đột quỵ thường diễn tiến đột ngột như đang làm việc, sinh hoạt bình thường bỗng nhiên liệt hẳn một bên, không nói được, méo mặt, ngã quỵ, đau đầu, chóng váng…

Điều này dễ khiến người nhà liên tưởng đến hiện tượng trúng gió, đau nửa đầu nên thường xử trí sai như cạo gió, xức dầu mà không đưa người bệnh đến ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác không rõ rệt nên người nhà khó phát hiện kịp thời, làm lỡ mất khoảng thời gian điều trị quý báu lúc ban đầu.

Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ 'FAST' để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. 'FAST' có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là viết tắt của: Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian) giúp người thân nhận biết dấu hiệu của người bị đột quỵ.

>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh tai biến mạch máu não

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!