Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại. Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc cào của dơi, chồn hôi, chồn hương, cáo, sói hoặc những con vật hoang có kích thước lớn đều vô cùng nguy hiểm. …

Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.

Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc cào của dơi, chồn hôi, chồn hương, cáo, sói hoặc những con vật hoang có kích thước lớn đều vô cùng nguy hiểm. Bởi vì, những loài động vật này đều có thể truyền bệnh dại dù chúng không mang các triệu chứng bệnh. Những loài ít nguy hiểm hơn như chuột, chuột chũi, sóc chuột và thỏ đều được xem là không mang mầm bệnh dại.

Dấu hiệu của vết cắn từ động vật hoang dã là gì?

Khi bị động vật hoang dã cắn, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Vết cắt lớn có thể chảy máu trên da hoặc không;
  • Vết bầm;
  • Vết thương do bị nghiền khi cắn;
  • Vết cắn chính xác.

Cách sơ cứu vết cắn từ động vật hoang dã

Tùy thuộc vào từng loại vết thương mà sẽ có cách sơ cứu khác nhau:

Đối với các vết thương nhỏ: nếu vết thương không quá sâu và không có dấu hiệu nhiễm trùng hay bệnh dại. Bạn nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Sau đó, thoa kem kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và băng bó lại vết thương bằng băng sạch.

Đối với vết thương sâu: Nếu vết cắn sâu và chảy máu, bạn nên rửa sạch vết thương, sau đó dùng băng buộc chặt để cầm máu và đến gặp ngay bác sĩ.

Đối với vết thương bị nhiễm trùng: Nếu có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau hay chảy mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đối với trường hợp bạn nghi ngờ mắc bệnh dại: Nếu bạn nghi ngờ vết cắn từ loài động vật mang bệnh dại, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Vết cắn là của một loài thú hoang mang mầm bệnh dại;
  • Vết cắn xuyên qua da (dù là rất nhỏ);
  • Bạn có những thắc mắc khẩn thiết.

Bạn nên phòng ngừa vết cắn từ động vật hoang dã như thế nào?

Hãy dạy cho con tránh xa những con thú hoang ngay cả khi trông chúng không được khỏe mạnh.

Khi đi trong rừng hoặc những khu vực nhiều cây cối, nên mặc áo quần dài tay để hạn chế bị động vật cắn.

Bạn nên tiêm ngừa uốn ván mỗi 10 năm, vì rất có thể trong nước dãi của động vật có chứa mầm vi rút gây uốn ván.

Tiêm phòng dại cũng như các bệnh khác cho vật nuôi trong nhà bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm cách sơ cứu và phòng ngừa vết cắn từ các loài vật khác:

Nhện cắn – nhận biết và sơ cứu

Làm sao phân biệt vết cắn của rắn độc hay rắn lành?

Sơ cứu nhanh khi bị bò cạp cắn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!