Theo nghiên cứu này, việc tiêu thụ đồ ăn hoặc đồ uống có chứa khoảng 2 muỗng rưỡi đường mỗi ngày, có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 54%.
Tiến sĩ Doug Brown, giám đốc chính sách và nghiên cứu của Hiệp hội Alzheimer cho biết: “Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2 và nghiên cứu trước đây đã xác định bệnh tiểu đường loại 2 là một yếu tố nguy cơ gây mất trí nhớ. Nghiên cứu này củng cố bằng chứng cho thấy rằng đường dư thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, và tất cả các loại đường - từ nước ép trái cây đến nước đóng chai- đều có tác động tương tự.”
“Bằng cách cắt giảm đồ uống có ga, đồ ngọt và bánh ngọt, và thực hiện 1 chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ trong cuộc sống sau này khi về già”, tiến sĩ Brown cho biết thêm.
Nghiên cứuđược thực hiện như thế nào?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Columbia đã phân tích 2.226 người không mắc bệnh mất trí nhớ trong vòng 7 năm.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia hoàn thành bảng câu hỏi về việc liệu họ có thêm đường vào thức ăn hay đồ uống của họ hay không. Kết quả tiếp tục cho thấy những người thêm 30,3 gram đường vào thức ăn hoặc đồ uống mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 33% so với những người tiêu thụ chỉ 5,8 gram đường mỗi ngày.
Những phát hiện này được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về bệnh Alzheimer ở Chicago.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!