Sử dụng thuốc điều trị cảm - sổ mũi

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Đối với trẻ còn quá nhỏ: tránh dùng thuốc trị cảm - sổ mũi có chứa chất co mạch chống sung huyết.

Hiện nay có nhiều biệt dược kết hợp sẵn các thuốc trị cảm - sổ mũi như contac, coldcap, actifeel, decolgen, tiffy, andol plus, bénadryl... Có một số biệt dược còn kết hợp thêm: thuốc trị ho (như dextromethorphan, codein), thuốc long đờm (guaifenesin, bromhexin).

Sử dụng thuốc điều trị cảm - sổ mũi

Ảnh minh họa

Khi dùng thuốc kết hợp sẵn trị cảm - sổ mũi, nên lưu ý mấy điều như sau:

- Nếu thuốc có chứa chất co mạch: chống sung huyết phải tránh dùng đối với người bị tăng huyết áp, người bị cường giáp vì huyết áp có thể tăng lên khi dùng thuốc.

- Nếu thuốc có chứa thuốc kháng histamin:  nên tránh dùng đối với phụ nữ có thai, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu phải làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung như lái xe, vận hành máy móc cũng tránh dùng vì thuốc gây buồn ngủ.

- Đối với trẻ còn quá nhỏ:tránh dùng thuốc trị cảm - sổ mũi có chứa chất co mạch chống sung huyết, thậm chí không dùng thuốc nhỏ mũi có chứa chất co mạch để nhỏ mũi. Bởi vì thuốc không chỉ có tác dụng làm co mạch ở niêm mạc mũi mà đối với trẻ, nó còn gây co mạch ở các nơi khác như não, tim, đầu chi...

- Đối với trẻ bị sốt:chỉ nên dùng thuốc chứa paracetamol, dùng dạng thuốc nhỏ giọt pha uống hoặc dạng thuốc đạn nhét hậu môn. Nếu trẻ bị sổ mũi có thể làm thông mũi trẻ bằng dụng cụ hút mũi, que quấn bông ở đầu (tăm bông) hoặc dùng vải sạch quấn thành bấc mũi để thấm, hút mũi cho trẻ.

- Nếu dịch mũi đặc:có thể nhỏ 1-2 giọt dung dịch nước muỗi loãng (còn gọi dung dịch muối sinh lý 0,9% có bán ở nhà thuốc) vào mũi rồi thấm hút ra (người lớn cũng có thể dùng phương cách này hoặc dùng nồi thuốc xông chứa các loại lá như lá bạch đàn, lá tràm, hoặc nhỏ giầu gió vào nồi nước nấu sôi để xông).

- Cảm - sổ mũi có thể đưa đến biến chứng, như có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, cho nên nếu đã dùng thuốc trị cảm - sổ mũi, nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng trong thời gian ngắn mà không đỡ hay nặng thêm, tốt nhất nên đi đến bác sĩ để khám bệnh. Khi đó, có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để trị bội nhiễm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!