Bệnh tim
Bệnh tim từ lâu đã được coi là không lây nhiễm, là kết quả của di truyền và do lối sống. Đầu năm 2020, một nhóm nghiên cứu sinh trong chương trình CIFARs Humans and Microbiome và của Đại học British Columbia, Mỹ (UBC) đã cung cấp bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Họ đã tìm thấy bằng chứng nhiều bệnh có thể lây truyền giữa người với người thông qua vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, nấm và vi rút) trong và trên cơ thể con người.
Các nhà khoa học phát hiện bệnh tim, cũng như các bệnh khác như IBS (Hội chứng ruột kích thích) và tiểu đường týp 2, cũng có thể lây lan. Khi những vi sinh vật bị thay đổi này được dùng trong nghiên cứu trên mô hình động vật, chúng sẽ tạo ra dịch bệnh cho vật chủ mới. Các tác giả dựa trên giả thuyết về mối liên hệ giữa ba dòng bằng chứng riêng biệt. Đầu tiên, họ chứng minh, những người mắc nhiều chứng bệnh, từ béo phì, IBS cho đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch, đều có các vi sinh vật bị thay đổi. Tiếp theo, các nhà khoa học lấy các vi sinh vật bị thay đổi ở người bệnh và đưa vào mô hình động vật cũng gây bệnh.
Các nhà khoa học ghi nhận, hệ vi sinh vật có thể truyền nhiễm một cách tự nhiên. Ví dụ, những cặp vợ chồng sống chung nhà sẽ có nhiều vi sinh vật giống nhau hơn so với những cặp song sinh sống riêng. 'Nếu giả thuyết của chúng tôi được chứng minh là đúng, nó sẽ viết lại toàn bộ cuốn sách về sức khỏe cộng đồng. Khi kết hợp những dữ kiện đó lại với nhau, nó chỉ ra ý tưởng, nhiều bệnh không lây nhiễm theo truyền thống lại có thể lây nhiễm. Đây là cơ hội mới để can thiệp vào một số căn bệnh phổ biến và nan y trên thế giới. Câu hỏi, vi sinh vật không lành mạnh có thể truyền từ người sang người hay không vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo', B. Brett Finlay, thành viên CIFAR và giáo sư vi sinh vật học tại UBC, tác giả chính của nghiên cứu kết luận.
Ung thư
Theo nghiên cứu của Viện Y khoa Menzies, Đại học Tasmania (Australia) có 3 loài động vật hiện đang mắc các dạng ung thư có thể truyền nhiễm, trong số này có quỷ Tasmania (Sarcophilus harrisii). đây là một loài thú thuộc họ Dasyuridae, chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên tại Úc. Quỷ Tasmania có kích thước của một con chó nhỏ. Hiện tại, chúng được liệt kê vào danh sách loài thú có túi ăn thịt lớn nhất trên thế giới, sau sự tuyệt chủng của loài hổ Tasmania vào năm 1936. Ba loài là quỷ Tasmania lây truyền các khối u trên khuôn mặt qua vết cắn, chó truyền các khối u hoa liễu qua quan hệ tình dục và trai vỏ mềm phát tán các tế bào ung thư đã nhiễm bệnh của chúng qua nước biển.
Cho đến nay, sáu loài động vật được biết là mang các dạng có thể lây truyền, 'ký sinh' ung thư, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết cách thức mà ung thư có thể lây lan. Những phát hiện trên trong vài thập kỷ qua đã thay đổi đáng kể kiến thức của chúng ta về khả năng ung thư có thể trở thành một căn bệnh truyền nhiễm. Mặc dù con người chưa được biết biết nhiều về quá trình lan truyền dễ dàng các tế bào ung thư từ vật chủ này sang vật chủ khác, nhưng đã có những trường hợp được ghi nhận, nên điều đó cần được lưu tâm nhiều hơn.
Năm 2018, một người hiến tạng đã chết vì ung thư vú chưa được chẩn đoán. Bốn người đã được cấy ghép nội tạng của người phụ nữ này đều bị ung thư vú. Trường hợp khác, một bệnh nhân dương tính với HIV mắc bệnh ung thư do một con sán dây trong ruột. Trong tất cả các ví dụ này, những bệnh nhân bị ung thư từ vật chủ khác có hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Các nhà khoa học hiện tin rằng ung thư truyền nhiễm rất khó xảy ra ở người ngoài những trường hợp bất thường này. Mặc dù sự phát triển của bệnh ung thư truyền nhiễm ở động vật cho thấy điều đó có thể thay đổi bản chất di truyền của căn bệnh nan y nguy hiểm nói trên.
Bệnh cao huyết áp
Các nhà nghiên cứu phát hiện những con chuột bị nhiễm cytomegalovirus (CMV), thường có huyết áp cao hơn những con không bị nhiễm virus này. Điều đó không có nghĩa là chế độ ăn uống không đóng vai trò gì, những con chuột bị nhiễm CMV cũng ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao dễ tăng huyết áp. Các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm với các mẫu cấy tế bào người. Các tế bào của con người bị nhiễm CMV đã tạo ra một loại protein được biết đến là nguyên nhân gây ra huyết áp. CMV được ước tính ảnh hưởng đến từ 60 đến 99% người trưởng thành trên toàn thế giới. Vi rút lây truyền qua việc chia sẻ chất lỏng cơ thể và ở trong cơ thể suốt đời.
Một người hàng xóm hạnh phúc làm tăng niềm vui cho người sống bên cạnh tới 34%
Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu của Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess. Theo nghiên cứu, có tới một phần ba dân số Mỹ bị cao huyết áp. Trong 90% các trường hợp đó, nguyên nhân không rõ ràng. Có khả năng nhiễm vi rút phổ biến này có thể là một nguyên nhân quan trọng. Chế độ ăn nhiều cholesterol và béo phì ảnh hưởng đến huyết áp cao, nhưng đây là lần đầu tiên nhiễm CMV cũng liên quan đến. Khám phá dẫn đến các phương pháp điều trị tốt hơn, khả năng cao huyết áp có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng các liệu pháp kháng vi rút hoặc vắc-xin.
Nhiều người mắc CMV mà không biết. Vi rút này lây truyền qua việc dùng chung chất lỏng cơ thể và có thể truyền từ phụ nữ mang thai sang cho con cái. Thường tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch của người bệnh bị suy yếu, có thể gây ra các vấn đề, chẳng hạn như tắc nghẽn động mạch ở bệnh nhân cấy ghép tim.
Hành vi xấu
Hầu hết chúng ta đều quen với các hành vi bất nhã của một số người trong cộng đồng, xã hội. Hành động của họ phá vỡ các quy tắc chung gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, những người xung quanh. Sự thật của những hành vi này chứa đựng nhiều bí ẩn, khoa học vẫn chưa giải mã hết, trong đó có tác động tiêu cực là lan truyền giống một căn bệnh lây nhiễm thực sự. Theo một nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Hà Lan thực hiện, cho thấy, tác hại của hành vi xấu có hệ lụy kéo dài, khiến những người xung quanh dễ bị lây, phá vỡ quy tắc trong những tình huống khác nhau.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Harvard Business Reviewcho thấy, hành vi xấu mang tính lây nhiễm, một nhân viên kém, sẽ gây ảnh hưởng tới cả đội. Điều này khiến người ta nhớ đến câu nói dân gian, 'con sâu làm rầu nồi canh'. Nghiên cứu sự lây lan hành vi gian lận của nhân viên cho thấy, ngay cả cấp dưới trung thực nhất cũng có thể tiếp tay cho những hành vi sai trái, nếu họ làm việc cùng một cá nhân thiếu trung thực. Nó không hoàn hảo như báo cáo mà sự thật thường ngược lại. Hành vi xấu của một nhân viên vẫn xâm nhiễm vào hành động của người khác qua hiệu ứng ngang hàng (peer effects). Nếu đánh giá thấp hiệu ứng này, một vài nhân viên xấu có thể gây hại cho văn hóa của doanh nghiệp. Những nghiên cứu trước đây cho thấy hiệu ứng peer effects thể hiện khá rõ ở những người cùng sắc tộc. Khả năng lây lan lớn gần gấp đôi nếu nhân viên làm việc với đồng nghiệp mới, nhất là nhóm người có tiền sử sai phạm. Hơn nữa, cá nhân tương tác tích cực có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến những cá nhân còn lại.
Hạnh phúc
Tất cả chúng ta đều biết về khía cạnh này, một người hạnh phúc thì nhiều người khác cũng sẽ được sẻ chia. Với tiêu đề Happiness spreads like the plague (Hạnh phúc lây lan như bệnh dịch), nghiên cứu của Đại học California đăng tải trên tạp chí Newscientistsố ra gần đây cho biết, một người bạn hạnh phúc thì hạnh phúc của bạn mình sẽ lên tới 6%. Một người hàng xóm hạnh phúc làm tăng niềm vui cho người sống bên cạnh tới 34%, anh chị em sống trong phạm vi 1 dặm (1,6km) lên 14% và trong bán kính nửa dặm (0,8 km) là 42%.
Khác với lây lan bệnh tật, lây truyền hạnh phúc mang tính tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển, con người xích lại gần nhau. Những người hạnh phúc là những người khỏe mạnh hơn, họ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp so với những người kém hạnh phúc, nhờ có hệ miễn dịch tốt. Nếu chẳng may bị thương, các vết thương sẽ nhanh lành hơn so với những người không hạnh phúc. Ngoài ra nhóm người hạnh phúc còn thấy lạc quan, yêu đời, biết cách duy trì cuộc sống khoa học, ăn uống đúng cách nên cuối cùng khỏe mạnh hơn và trường thọ hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!