Uống mà không say - sao không thử ngay trong dịp năm mới

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Dịp đầu năm mới không thể tránh khỏi những bữa nhậu nhẹt, vậy làm sao để kiểm soát lượng rượu nạp vào cơ thể và làm sao để không roi vào tình trạng say xỉn "không biết gì". Lily & WeCare sẽ chia sẻ một vài bí kíp uống rượu, bia ngày Tết để không bị say xỉn.

Dịp đầu năm mới không thể tránh khỏi những bữa nhậu nhẹt, vậy làm sao để kiểm soát lượng rượu nạp vào cơ thể và làm sao để không roi vào tình trạng say xỉn "không biết gì".Lily & WeCare sẽ chia sẻ một vài bí kíp uống rượu, bia ngày Tết để không bị say xỉn.

Uống mà không say - sao không thử ngay trong dịp năm mới

Cố gắng ăn trước khi uống

Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế ethanol dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, thấm ngay vào máu và nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác say nhanh hơn, bên cạnh đó uống khi chưa ăn còn dễ gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày.

Thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu bia để không bị say:

- Lòng trắng trứng gà: lòng trắng giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.

Uống mà không say - sao không thử ngay trong dịp năm mới

- Dưa chuột: Dưa chuột là một loại rau quả chứa 95% là nước. Ăn dưa chuột trước và trong khi uống là một cách để ngăn chặn tình trạng say rượu hiệu quả.

- Sữa: Sữa tạo thành một lớp bảo vệ dạ dày và làm chậm sự hấp thu rượu vào cơ thể.

- Gan lợn: Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể.

Uống mà không say - sao không thử ngay trong dịp năm mới

- Thịt gà: Thịt gà chứa lượng lớn carbohydrates và chất béo thấp giúp duy trì lượng đường ổn định và cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể trong một thời gian dài.

Uống chậm, uống ít mỗi lần nâng ly

Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để tiêu hóa hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể:

- 5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu.

- 30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu.

Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.

Uống mà không say - sao không thử ngay trong dịp năm mới

Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”.

Tuyệt đối không pha trộn

Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì việc pha trộn này sẽ tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.

Bổ sung vitamin B

Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.

Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả

Uống mà không say - sao không thử ngay trong dịp năm mới

Khi uống rượu, rượu làm cho cơ thể bị mất nước và thường gây cảm giác nôn nao, khó chịu. Đây là lý do chính khiến bạn cần phải uống thật nhiều nước trước khi uống rượu. Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo. Ngoài ra, nước ép từ các loại rau xanh như rau bina, bạc hà... có tác dụng ngăn cản rượu khử nước trong cơ thể và cung cấp cho bạn các chất điện giải cần thiết. Hoặc các bạn có thể uống chút giấm, nước chanh đường hay ăn các loại quả chua: các acid này có thể giúp trung hòa một số alcohol trong rượu.

Và điều cuối cùng bạn nên nhớ “Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về. Chúc bạn có một năm mới vui vẻ và mạnh khỏe!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!