Sự thật về dầu dừa: Thực phẩm ăn kiêng thần kì hay chỉ là xu hướng nhất thời?

Điều cần biết - 11/24/2024

Dầu dừa được xem là “thần dược” của phái đẹp. Vậy với vấn đề ăn kiêng, dầu dừa được xem là thực phẩm thần kì hay nó chỉ là xu hướng nhất thời mà các tín đồ đang theo đuổi?

Sự thật về dầu dừa: Thực phẩm ăn kiêng thần kì hay chỉ là xu hướng nhất thời?

Một số người tin rằng dầu dừa là một loại thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn kiêng giảm cân, mặc dù nó có hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Có thể thêm chất béo vào chế độ ăn uống của bạn mà vẫn giảm cân? 'Đúng rồi, nếu đó là loại chất béo phù hợp', Naturopath Bruce Fife, tác giả của cuốn sách Eat Fat Look Thin cho biết điều đó.

Ông khuyên nên thêm dầu dừa để thay thế dầu không bão hòa nhằm ức chế sự thèm ăn, tăng cường quá trình trao đổi chất và giảm cân.

'Rất nhiều người đã cho biết rằng khi họ thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống, nó đủ để thúc đẩy việc giảm cân', Fife nói. 'Một số người không nhận thấy dấu hiệu giảm cân, thường thì điều này có nghĩa là họ ăn quá nhiều. Lượng calo là rất quan trọng'.

Những trải nghiệm của Fife với dầu dừa đã giúp ông giảm cân dần dần trong vòng 6 tháng với số tiền khoảng 600 nghìn đồng, điều mà trước đây ông không thể làm được với chế độ ăn kiêng hay tập thể dục.

Fife khuyên rằng nên sử dụng khoảng ba muỗng dầu dừa tự nhiên nguyên chất hoặc qua chế biến mỗi ngày. Bệnh nhân của ông sử dụng nó thay cho các loại chất béo không bão hòa để xào và trộn salad, thêm nó vào các thực phẩm khác hoặc uống thẳng.

Chất béo cũng có trong nước dừa đóng hộp (không phải chất lỏng bên trong quả dừa), có thể thay thế cho sữa trong nhiều công thức nấu ăn, và trái dừa tươi có thể ăn như một món ăn nhẹ hoặc nghiền nát trộn với trái cây và salad.

Sự thật về dầu dừa: Thực phẩm ăn kiêng thần kì hay chỉ là xu hướng nhất thời?

Dầu dừa thúc đẩy giảm cân như thế nào?

'Tôi nghĩ rằng bí mật thực sự của dầu dừa với việc giảm cân trên thực tế là nó làm giảm sự thèm ăn của bạn trong khi đang ăn và ngay cả sau đó nữa' Fife nói.

'Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi những chất béo này được thêm vào, con người sẽ cả thấy no hơn và ít ăn hơn, và trong các bữa ăn tiếp theo, họ cũng sẽ không bù đắp việc đó bằng việc ăn nhiều hơn'.

Dầu dừa là một chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) trong khi hầu hết các chất béo khác, như dầu thực vật và mỡ động vật, là chất béo trung tính chuỗi dài (LCT).

'Độ dài của phân tử quyết định cách chất béo được chuyển hóa' Fife nói. MCT nhanh chóng bị phá vỡ và cơ thể con người đốt cháy chúng giống như carbohydrate để lấy năng lượng.

Tuy nhiên, LCT được giữ lại trong các tế bào chất béo. 'Với MCT, bạn đang ăn calo béo, nhưng nó sẽ ít tác động hơn do quá trình trao đổi chất tăng lên và cuối cùng lượng calo bị đốt cháy, không lưu trữ dưới dạng chất béo.

Bạn có thể ăn nhiều dầu dừa hơn các chất béo khác trước khi cơ thể bạn chuyển hoá nó thành chất béo'.

Sự thật về dầu dừa: Thực phẩm ăn kiêng thần kì hay chỉ là xu hướng nhất thời?

Fife cho rằng các loại dầu có trong dầu dừa kích thích sự trao đổi chất.

'Nó thúc đẩy sự sinh nhiệt (tức là đốt cháy calo để tạo nhiệt), và một số người có chức năng tuyến giáp yếu nói với tôi rằng họ cảm thấy ấm ấp hơn và nhiệt độ cơ thể tăng lên một hoặc hai độ sau khi ăn dầu dừa'.

Những người có chức năng tuyến giáp yếu là người mà cơ thể có sự trao đổi chất kém và khó có thể có khả năng giảm cân.

Chất béo bão hòa có thể tốt cho bạn?

Dầu dừa là chất béo bão hòa cao, cũng giống như chất béo động vật. Nó là loại dầu bị cấm từ sự đấu tranh và lên án của Trung tâm khoa học vì lợi ích cộng đồng (CSPI) của Hoa Kì.

Các loại thực phẩm được tìm thấy có chứa dầu dừa và các chất béo bão hoà cao được xếp vào phần cuối danh mục 'Khiêu thực' (các loại thức ăn có tính khiêu khích vị giác của con người) trên bản tin của CSPI.

Sáu năm trước, Fife đồng ý rằng tất cả các chất béo bão hòa làm tăng cholesterol huyết thanh và gây ra bệnh tim. Ông ủng hộ chế độ ăn ít chất béo cho bệnh nhân của mình khi họ đang cố gắng giảm cân.

Một đồng nghiệp của ông quan tâm đến dầu dừa và ông bắt đầu nghiên cứu những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

'Dầu dừa được sử dụng trong thuốc ở bệnh viện và trong các công thức sữa cho trẻ sơ sinh', ông nói. 'Tôi nghĩ, nếu nó quá tệ, tại sao nó lại được dùng cho người bệnh và trẻ sơ sinh?'

'MCT được tiêu hóa nhanh hơn nhiều so với LCT, và khi di chuyển đến đường ruột, chúng hoàn toàn bị phá vỡ.'

Vì chúng rất dễ tiêu hóa, MCT trong dầu dừa được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho mọi người, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo. Dầu dừa được quan tâm về tiềm năng có thể sẽ cải thiện được sức bền trong thể thao và việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

Một số ít những nghiên cứu về các loại dầu tương tự có trong dừa ở dạng dầu hạt cọ, linoleate (muối của axit linoic) … và giảm cân cho thấy những kết quả mâu thuẫn.

Hai nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Quebec, Canada là Marie-Pierre St.Onge và Peter J.H.Jones, đã công bố một đánh giá trên Tạp chí Dinh dưỡng số tháng 3/2002.

Các thử nghiệm trên động vật cho thấy rằng MCT thay thế cho LCT trong thời gian dài có thể giảm cân.

Từ những nghiên cứu sơ bộ này, họ đã kết luận rằng những loại dầu này tạo ra khă năng tiêu hao năng lượng và dẫn đến giảm lượng thức ăn, kiểm soát cân nặng.

Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cân nhắc việc đưa dầu dừa như là một sự hỗ trợ trong việc giảm cân? 'Tôi không tin tưởng về điều này', Robert Eckel, MD, phát ngôn viên của Hiệp hội về vấn đề dinh dưỡng cho biết. Ông lo ngại về tác động của chất béo bão hòa cao.

'Đây sẽ là một chế độ ăn kiêng tăng cholesterol'.

Sự thật về dầu dừa: Thực phẩm ăn kiêng thần kì hay chỉ là xu hướng nhất thời?

Ông cũng nghi ngờ rằng dầu dừa có thể tăng cường quá trình trao đổi chất. 'Mọi người hãy nhìn lại xem MCT có đặc tính sinh nhiệt hay không, và tôi nghĩ rằng câu trả lời là khá tiêu cực. Nói chung, chất béo bão hòa không được như vậy, nếu nó có khả năng thúc đẩy sinh nhiệt, nó cũng chỉ là rất ít'.

Eckel cho rằng ảnh hưởng của dầu dừa đến quá trình trao đổi chất nếu có, thì nó cũng rất ít so với khả năng làm tăng cholesterol, đặc biệt là cholesterol 'xấu' LDL. 'Ăn dầu dừa trong một thời gian ngắn sẽ không gây hại, nhưng tôi lo ngại về dài'.

Quan điểm khác

Glenn S. Rothfeld, MD, MAc, Phó giáo sư lâm sàng của tủ thuốc gia đình tại Đại học Y khoa Tufts và là giám đốc y tế của WholeHealth New England ở Arlington, Mass, Hoa Kì đã nói 'Tôi nghĩ rằng dầu dừa rất giàu tiềm năng, nhưng tôi ước rằng nó không được quảng bá là 'ăn dầu dừa và giảm cân'.

Ông và đồng tác giả Deborah S. Romaine đã viết cuốn sách Cân bằng tuyến giáp: Phương pháp truyền thống và thay thế để điều trị rối loạn tuyến giáp.

'Vấn đề duy nhất đối với tôi là thiếu các nghiên cứu'. Ông nói rằng hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện trên tất cả các loại dầu và đưa ra kết quả chứ không cụ thể nghiên cứu đối với dầu dừa.

Ông nói rằng, MCT có ảnh hưởng nhỏ và gián tiếp đến chức năng của tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất vì chúng là nguồn nhiên liệu hiệu quả.

Ông nói thêm, có một số ý kiến khác cũng cho rằng MCT làm tăng lượng hormone tuyến giáp, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất ở những người có lượng hormone đó thấp. Ông cũng khuyên không nên dùng dầu dừa khi bụng đói vì nó có thể gây đầy hơi.

Mặc dù trong ba muỗng dầu dừa có chứa 360 calo, Rothfeld nói rằng, người ăn kiêng không cần phải quan tâm đến lượng calo đó vì chúng sẽ nhanh chóng được chuyển đổi thành năng lượng.

'Các loại calo không giống nhau', ông nói và đưa ra một ví dụ về hai nhóm trong một nghiên cứu, cùng được cho ăn một lần một ngày, một nhóm vào buổi sáng và một nhóm vào ban đêm. 'Họ đều tiêu thụ cùng một bữa ăn 1.200 calo, nhưng nhóm buổi sáng đã giảm cân nặng'.

Rothfeld nói rằng ông không thấy bất cứ điều gì có hại trong dầu dừa nhưng ông cũng sẽ không khuyên dùng nó đối với người bị bệnh tiểu đường nặng hoặc bệnh gan. 'Vấn đề về các loại dầu rất khó hiểu', ông nói.

'Ba mươi năm trước, người ta thấy rằng dầu không bão hòa là tuyệt vời. Bây giờ thì thấy chúng không tốt lắm. Chắc chắn là chúng ta ăn quá nhiều dầu làm từ ngũ cốc và dầu ô liu sẽ bị ôi nếu để trên kệ quá lâu. Tôi nghĩ rằng, hoá ra chúng ta cần một sự cân bằng của mọi thứ'.

*Theo Medicinenet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!