Tên kĩ thuật y tế:Xét nghiệm nồng độ cortisol (Hydrocortisone – Cortisol huyết thanh – Cortisol niệu)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử:Máu, nước tiểu
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm nồng độ cortisol là gì?
Xét nghiệm nồng độ cortisol nhằm đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận.
Cortisol là một loại hormone thượng thận loại corticoid chuyển hoá đường (glucocorticoid) sinh ra từ vỏ thượng thận. Loại hormone này ảnh hưởng đến sự chuyển hóa carbohydrate, prtein và chất béo. Nó có ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ glucose. Cortisol tham gia vào quá trình điều hoà hoạt động của tuyến yên, vùng dưới đồi, tuyến thượng thận bằng cơ chế điều hoà ngược.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol?
Phương pháp hữu hiệu nhất để đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận là đo trực tiếp nồng độ cortisol huyết tương. Thông thường, nồng độ cortisol tăng và giảm khác nhau trong ngày (biến đổi trong ngày). Nồng độ cortisol cao nhất lúc khoảng 6h – 8h sáng và giảm từ từ đến mức thấp nhất vào nửa đêm.
Đôi khi những dấu hiệu sớm nhất của tăng chức năng thượng thận là không còn những biến đổi này, mặc dù nồng độ cortisol vẫn chưa tăng cao. Ví dụ, những người mắc hội chứng Cushing thường có nồng độ cortisol huyết tương cao nhất vào buổi sáng và không có biểu hiện giảm về cuối ngày. Nồng độ cortisol cao có thể là hội chứng Cushing, trong khi nồng độ thấp có thể là bệnh Addison.
Để thực hiện kiểm tra nồng độ cortisol, máu thường được lấy vào lúc 8h sáng và một lần nữa vào 4h chiều. Kết quả bình thường khi nồng độ lúc 4h chiều bằng 1/3 đến 2/3 nồng độ lúc 8h sáng. Kết quả này có thể hoán đổi với những người làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày trong khoảng thời gian dài.
Cortisol tự do (không liên hợp) được lọc qua thận và thải ra nước tiểu. Nồng độ cortisol tự do có thể được đánh giá qua xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol?
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Mang thai có thể khiến nồng độ cortisol tăng;
- Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể khiến tăng nồng độ cortisol giả;
- Chiếu chụp bằng các tia phóng xạ gần đây có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm;
- Các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ cortisol huyết thanh: amphetamines, cortisone, estrogen, thuốc tránh thai, và spironolactone;
- Các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ cortisol huyết thanh: aminoglutethimide, androgen, betamethasone, danazol, levodopa, lithium, metyrapone, và phenytoin.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol ?
Bác sĩ sẽ giải thích quy trình để giảm cảm giác lo lắng. Sau đó, bạn sẽ được đánh giá các bệnh về thể chất (nhiễm trùng, bệnh tật) hoặc căng thẳng tinh thần.
Quy trình thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol là gì?
Đối với quá trình xét nghiệm máu, chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bác sĩ thu thập mẫu máu trong một ống có nắp đỏ hoặc xanh lá vào buổi sáng sau khi bạn có một giấc ngủ ngon đêm hôm trước.
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu nữa vào khoảng 4h chiều và sẽ ghi rõ thời gian lấy máu tĩnh mạch trên phiếu xét nghiệm.
Đối với quá trình xét nghiệm nước tiểu:
- Bác sĩ sẽ chỉ định bạn lấy nhiều mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi bỏ đi mẫu nước tiểu đầu tiên;
- Lấy tất cả các mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ tiếp theo và đem xét nghiệm;
- Lưu ý rằng không phải mẫu nào cũng sẽ được xét nghiệm;
- Bạn cần láy mẫu xét nghiệm trước đại tiện khi để nước tiểu không bị phân lây nhiễm;
- Không được bỏ giấy vệ sinh vào trong vật chứa các mẫu đã thu thập;
- Khuyến khích uống nước trong vòng 24 giờ trừ khi việc này là chống chỉ định do yêu cầu về y tế;
- Bác sĩ chỉ định bạn lấy mẫu lần cuối gần với giờ thứ 24 nhất.
- Cho tất cả những mẫu nước tiểu vào hộp chứa bằng nhựa, giữ lạnh trong đá và sử dụng chất bảo quản.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol?
Sau khi lấy máu bạn nên băng và ép lên vùng lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường:
Xét nghiệm máu:
- Người lớn/Người cao tuổi: 8h sáng: 5-23 mcg/dL hoặc 138-635 nmoVL (đơn vị SI); 4h chiều: 3-13 mcg/dL hoặc 83-359 nmol/L (đơn vị SI).
- Trẻ em từ 1 – 16 tuổi: 8h sáng: 3-21 mcg/dL; 4h chiều: 3-10 mcg/dL.
- Trẻ sơ sinh: 1-24 mcg/dL.
Xét nghiệm nước tiểu 24h:
- Người lớn/người cao tuổi: <100 mcg/24h hoặc <276 nmol/ngày.
- Tuổi vị thành niên: 5-55 mcg/24h.
- Trẻ em: 2-27 mcg/24h.
Kết quả bất thường:
Nồng độ cortisol cao:
- Hôi chứng Cushing;
- U tuyến thượng thận hoặc ung thư;
- Khối u sản sinh ACTH ngoài tử cung;
- Cường tuyến thượng thận;
- Béo phì;
- Căng thẳng.
Nồng độ cortisol thấp:
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh;
- Bệnh Addison;
- Suy tuyến yên;
- Giảm hoạt động tuyến giáp;
- Bệnh gan.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!