Sức khỏe

Kĩ thuật y tế A-Z - 04/28/2024

Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang nha khoa Bộ phận cơ thể: Răng và miệng

Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang nha khoa

Bộ phận cơ thể: Răng và miệng

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Chụp X-quang nha khoa là gì?

Chụp X-quang nha khoa là những hình ảnh chụp răng, xương và mô mềm quanh răng để tìm ra những vấn đề về miệng, răng và hàm. Hình chụp X-quang sẽ cho thấy những khoang hở, những cấu trúc răng ẩn (như răng khôn), và tình trạng mất xương không nhìn thấy khi khám bằng mắt thường. Chụp X-quang nha khoa thực hiện để theo dõi sau khi điều trị nha khoa.

Những loại chụp X-quang nha khoa được sử dụng một cách phổ biến. X-quang sẽ sử dụng một lượng nhỏ tia bức xạ.

Chụp X-quang cánh cắn (cánh cắn – phim sau thân răng) cho thấy hàm trên và hàm dưới và các răng chạm nhau thế nào. X-quang cánh cắn sử dụng để kiểm tra vết sâu trong răng và cho thấy răng trên và răng dưới có thẳng hàng với nhau hay không. X-quang cánh cắn cũng cho thấy sự mất xương khi viêm nưới nặng hay bị nhiễm trùng nặng.

Chụp X-quang quanh chóp (periapical) cho thấy toàn bộ răng, từ răng cửa cho tới gốc răng và những xương hổ trợ răng. Phim chụp quanh chóp được sử dụng để tìm ra những vấn đề răng miệng dưới nướu hay trong hàm, như răng cấm, mụn nhọt, u nang, khối u, và những thay đổi cấu trúc xương dẫn tới một số căn bệnh.

Chụp X-quang cắn (Occlusal) cho thấy vòm miệng hay sàn miệng và được sử dụng để tìm những răng bổ sung, răng chưa gãy ở nướu, xương hàm, hở hàm ếch trong vòm miệng (hở hàm ếch), u nang, mụn nhọt, hay sự phát triển mô bất thường nào. Phim chụp cắn còn sử dụng để tìm kiếm những vật lạ xuất hiện trong khoang miệng.

Chụp X quang toàn cảnh (Panoramic) cho thấy toàn bộ hàm, răng, các xoang vùng mũi và khớp thái dương. Phim X quang toàn cảnh không tìm ra những lỗ sâu răng. Tia X-quang không tìm ra những vấn đề như răng, u nang, tăng trưởng vững chắc (khối u), nhiễm trùng và gãy xương.

X-quang kỹ thuật số có thể được gửi qua máy tính để lưu giữ.

Chụp X-quang quanh chóp (từ 14 – 21 phim X-quang) được thực hiện vào lần kiểm tra răng miệng đầu tiên. Phim chụp cánh cắn được sử dụng trong những lần kiềm tra răng sâu. Còn chụp X-quang toàn cảnh có thể được thực hiện thỉnh thoảng. Loại X-quang bạn được chỉ định sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, nguy cơ và dấu hiệu bệnh.

Khi nào bạn nên thực hiện chụp X-quang nha khoa?

Chụp X-quang nha khoa để:

  • Tìm ra những vấn đề trong miệng như sâu răng, tổn thương xương hỗ trợ răng, chấn thương răng (như chân răng bị gãy). Chụp X-quang nha khoa được thực hiện để phát hiện ra những vấn đề sớm trước khi triệu chứng bộc phát;
  • Tìm ra những răng không ở đúng vị trí hay những răng xuyên sâu vào trong nướu. Những chiếc răng mọc sát nhau mà xuyên qua nướu răng gọi là răng cấm;
  • Phát hiện u nang, tăng trưởng bất thường (khối u), hay mụn nhọt;
  • Kiểm ra vị trí của những chiếc răng vĩnh viễn phát triển trong hàm ở những trẻ còn răng sữa;
  • Tìm phương pháp điều trị lỗ sâu răng lớn hay nguy hiểm, phẫu thuật tuỷ răng, cấy ghép nha khoa, hay nhổ những chiếc răng khó;
  • Tìm phương pháp điều trị trường hợp răng không thẳng hàng (phương pháp chỉnh nha).

Nếu không chụp X-quang, nha sĩ có thể bỏ lỡ giai đoạn đầu tiên của sự sâu trong răng.

Với những ai không bị sâu răng hay không có nguy cơ có những lỗ sâu:

  • Người lớn nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 2 – 3 năm một lần;
  • Thiếu niên nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 1.5 – 3 năm một lần;
  • Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 1 – 2 năm một lần.

Với những ai bị sâu răng hay có nguy cơ có những lỗ sâu:

  • Người lớn nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 6 tháng – 1.5 năm một lần;
  • Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 6 tháng – 12 tháng một lần.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp X-quang nha khoa?

Nếu bạn hẹn một bác sĩ mới, hãy gửi những bản sao ảnh X-quang của bác sĩ của cho bác sĩ mới. Và bạn cũng không cần thực hiện chụp X-quang với bác sĩ mới.

Những nguyên nhân bạn có thể không được chụp X-quang hay lý do chụp X-quang không hữu ích cho bạn bao gồm:

  • Bạn không thể ngồi yên hay giữ yên miếng bìa cứng hay nhựa trong răng.
  • Bạn niềng răng, khí cụ duy trì, dùng răng giả, cầu răng, và những khuyên trên cơ thể (tai, lưỡi, môi, má, mũi).

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện chụp X-quang nha khoa?

Trước khi chụp X-quang, báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai. Chụp X-quang nha khoa chỉ thực hiện ở vùng miệng, nhưng nếu bạn mang thai, chụp X-quang nha khoa sẽ được trì hoãn để tia bức xạ không tiếp xúc thai nhi. Nếu chụp X-quang nha khoa cần phải thực hiện, bạn cần đeo một cái tạp dề chì ở ngay bụng để bảo vệ trẻ khỏi tia X.

Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi chụp X-quang nha khoa.

Quy trình thực hiện chụp X-quang nha khoa là gì?

Chụp X-quang nha khoa thực hiện ở phòng khám nha khoa. Hình ảnh X-quang được phân tích bởi nha sĩ:

  • Nha sĩ sẽ cho bạn đeo một cái tạp dề chì khi bạn ngồi thẳng lưng ở ghế. Tạp dề này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi tia X. Nha sĩ sẽ che cổ bạn bằng một tấm vải (thyroid shield) để bảo vệ tuyến giáp khỏi bức xạ;
  • Tất cả mọi người trong phòng đều mặc tạp dề bảo vệ hay đứng phía sau khiên bảo vệ;
  • Nha sĩ sẽ cho bạn ngậm miếng bìa cứng hay bìa nhựa. Bìa này sẽ giữ phim X-quang. Bạn có thể thực hiện chụp một vài lần để lấy tất cả hình ảnh của răng. Máy chụp X-quang dùng máy ảnh bao qunh đầu và chụp hình răng khi ngồi hay đứng;
  • Bạn có thể muốn súc miệng trước khi Chụp X-quang nha khoa.

Một vài nha sĩ sẽ sử dụng hình ảnh kỹ thuật số. Cách này sẽ sử dụng máy cảm biến điện tử thay vì sử dụng phim X-quang. Hình ảnh sẽ được chụp và lưu giữ trong máy tính và có thể được theo dõi qua màn hình máy tính. Cách này sử dụng ít tia bức xạ để chụp ảnh kỹ thuật số hơn X-quang nha khoa truyền thống.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp X-quang nha khoa?

Bạn có thể quay lại các hoạt động thường ngày của mình sau khi chụp X-quang. Nha sĩ sẽ hẹn để báo kết quả sau.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

  • Không tìm thấy răng sâu;
  • Không tìm thấy tổn hại đến xương hỗ trợ răng;
  • Không tìm thấy chấn thương nha khoa, như gãy răng hay xương hàm;
  • Không tìm thấy u nang, khối u hay mụn nhọt;
  • Không tìm thấy răng cấm hay răng thêm và răng ở đúng vị trí của nó.

Kết quả bất thường:

  • Tìm thấy răng sâu;
  • Tìm thấy tổn hại đến xương hỗ trợ răng;
  • Tìm thấy chấn thương nha khoa, như gãy răng hay xương hàm;
  • Tìm thấy u nang, khối u hay mụn nhọt;
  • Tìm thấy răng cấm, răng thêm và răng mọc sai vị trí.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!