Sức khỏe

Kĩ thuật y tế A-Z - 11/24/2024

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm phết máu ngoại biên (xét nghiệm hình thái học tế bào hồng cầu, phết hồng cầu) Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm phết máu ngoại biên (xét nghiệm hình thái học tế bào hồng cầu, phết hồng cầu)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm phết máu ngoại biên là gì?

Các kỹ thuật viên và bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ kiểm tra dưới kính hiển vi một mẫu máu ngoại biên nhằm tìm ra hầu hết các thông tin của tất cả các xét nghiệm huyết học. Tất cả ba loại huyết học tế bào gồm hồng cầu, tiểu cầu, và bạch cầu có thể được kiểm tra. Trong máu ngoại biên, năm loại khác nhau của các bạch cầu có thể thường được xác định là: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu lympho, và bạch cầu mono. Ba loại bạch cầu đầu tiên còn được gọi là bạch cầu hạt.

Dưới kính hiển vi, bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên có thể thấy được kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc cấu tạo của tế bào hồng cầu. Xếp loại tế bào hồng cầu theo sự thay đổi rất hữu ích cho việc xác định nguyên nhân của thiếu máu và sự xuất hiện của các bệnh khác.

Các bạch cầu được kiểm tra về tổng số lượng, phân biệt và đếm từng loại, và mức độ trưởng thành. Tăng số lượng bạch cầu chưa trưởng thành có thể chỉ ra bệnh bạch cầu (leukemia) hoặc nhiễm trùng. Một số trường hợp bạch cầu giảm chỉ ra sự suy tủy sản xuất bạch cầu (do thuốc, bệnh mãn tính, ung, hoặc xơ hóa), phá hủy bạch cầu ở mạch máu ngoại vi, hoặc bạch cầu bị cô lập.

Cuối cùng một người khám xét tế bào giàu kinh nghiệm sẽ ước lượng số lượng tiểu cầu dựa trên xét nghiệm máu ngoại vi.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên?

Phết máu ngoại biên được thực hiện để đánh giá các tế bào máu khi công thức máu bất thường, được thực hiện bởi một máy đếm tế bào tự động, chỉ ra sự hiện diện của các tế bào bất thường hay chưa trưởng thành.

Xét nghiệm này cũng có thể thực hiện trên bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý đến một rối loạn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào máu hay đời sống của hồng cầu.

Các dấu hiệu và triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, uể oải;
  • Da tái;
  • Vàng da không giải thích được;
  • Sốt;
  • Những đợt xuất huyết bất thường, dễ bầm máu, hay chảy máu mũi thường xuyên;
  • Lách to;
  • Đau xương.

Phết máu ngoại biên có thể được thực hiện một cách định kỳ khi một người đang được điều trị hay theo dõi diễn tiến một bệnh lý liên quan đến các tế bào máu.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên?

Xét nghiệm phết máu ngoại biên có thể cung cấp số lượng đáng kể  thông tin liên quan đến ảnh hưởng của thuốc và bệnh lên tế bào hồng cầu (RBCs) và bạch cầu (WBCs). Hơn nữa, thông qua xét nghiệm có thể chẩn đoán được các bệnh bẩm sinh và bệnh mắc phải khác. Khi mẫu phết máu được nhuộm màu, bệnh bạch cầu, nhiễm trùng, kí sinh trùng, và các bệnh khác có thể được xác định.

Phết máu ngoại biên thường được chuyển đến chuyên gia để đọc kết quả, thường là những bác sĩ có kinh nghiệm về các bệnh lý về máu (bác sĩ huyết học), để phân tích và làm sáng tỏ rõ hơn. Dựa trên vào các kết quả, xét nghiệm theo sau đó liên quan đến một khảo sát được gọi là hút tủy xương và sinh thiết có thể cần được thực hiện để phục vụ chẩn đoán.

Phết máu ngoại biên có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán bệnh sốt rét, một bệnh lý gây ra bởi ký sinh trùng (sốt rét) trong máu. Ký sinh trùng có thể được thấy trong phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi.

Một vài tình huống hay rối loạn có thể ảnh hưởng hay làm mất hiệu lực kết quả phết máu ngoại biên bao gồm:

  • Truyền máu gần đây;
  • Protein tăng cao trong máu;
  • Ung thư máu;
  • Bệnh lý rối loạn đông máu (Hemophilia).

Các thuốc kháng đông như wafarin, acenocoumarol, và atromentin có thể ảnh hưởng lên kết quả xét nghiệm của bạn.

Kết quả có thể dao động tại nhiều thời điểm của bệnh hay stress. Việc vận động thể lực quá sức hay hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng lên việc đếm tế bào.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên?

Trước khi thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên, bạn nên:

  • Nói với bác sĩ của bạn về các thuốc kê đơn hay không kê đơn bạn đang sử dụng, thực phẩm chức năng, và vitamin mà bạn đang uống trước khi xét nghiệm được thực hiện.
  • Yêu cầu bác sĩ nêu rõ quy trình, thủ tục xét nghiệm.
  • Việc nhịn ăn là không cần thiết.

Quy trình thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên như thế nào?

Thu thập một giọt máu từ ngón tay hoặc gót chân và đặt nó lên một phiến kính.

Nếu cần thiết, nhân viên y tế sẽ thực hiện chọc tĩnh mạch và thu máu vào một ống nghiệm nắp tím.

Lưu ý rằng xét nghiệm phết máu ngoại biên đầu tiên được xem xét với máy đếm tế bào lập trình tự động để phát hiện ra các tế bào máu bất thường và các biến thể khác. Phết máu để đánh giá sẽ được thực hiện bởi kĩ thuật viên. Đếm tế bào số lượng thấp được đếm bằng tay để đảm bảo độ chính xác. Do đó, bác sĩ chính là người xem xét chính xác nhất xét nghiệm phết máu này.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên?

Dùng miếng gòn tẩm cồn ép nhẹ lên vùng tĩnh mạch vừa được chích lấy máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

  • Số lượng bình thường của tế bào hồng cầu và bạch cầu (RBCs, VVBCs) và tiểu cầu.
  • Kích thước bình thường, hình dạng và màu sắc của hồng cầu.
  • Đếm phân biệt các loại bạch cầu bình thường.
  • Kích thước bình thường và hạt của tiểu cầu.

Kết quả bất thường

Kiểm tra dưới kính hiển vi của tế bào hồng cầu, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ xem xét:

Kích thước hồng cầu bất thường do:

  • Hồng cầu nhỏ;
  • Thiếu sắt;
  • Bệnh Thalassemia;
  • Bệnh Hemoglobin;
  • Hồng cầu lớn;
  • Thiếu hụt vitamin B12 hoặc axit folic;
  • Tăng hồng cầu lưới thứ phát để tăng tạo hồng cầu;
  • Rối loạn gan thường xuyên.

Hình dạng hồng cầu bất thường do:

  • Hồng cầu hình cầu (nhỏ và tròn);
  • Hồng cầu hình cầu di truyền;
  • Thiếu máu tan máu miễn dịch mắc phải;
  • Hồng cầu hình liềm;
  • Thiếu sắt;
  • Hồng cầu hình liềm di truyền;
  • Hồng cầu hình bia (tế bào mỏng với ít hemoglobin);
  • Bệnh hemoglobin;
  • Bệnh Thalassemia;
  • Hồng cầu hình răng cưa (tế bào Burr);
  • Ure máu;
  • Bệnh gan.

Màu sắc hồng cầu bất thường do:

  • Hồng cầu nhược sắc;
  • Thiếu sắt;
  • Bệnh Thalassemia;
  • Hồng cầu ưu sắc (đậm màu);
  • Hemoglobin tập trung, thường gây ra bởi tình trạng mất nước.

Cấu trúc nội tế bào hồng cầu bất thường:

  • Hồng cầu có nhân (normoblasts) (Thường tế bào hồng cầu không có nhân, nhưng hồng cầu non có. Tế bào chưa trưởng thành có nhân thể hiện việc tăng tổng hợp hồng cầu.);
  • Thiếu máu;
  • Thiếu oxy mãn tính;
  • Bình thường đối với trẻ sơ sinh;
  • Khối u chiếm tuỷ hoặc mô xơ;
  • Hạt kiềm (những hạt kèm hoặc có trong tế bào chất của các tế bào hồng cầu);
  • Nhiễm độc chì;
  • Tăng hồng cầu lưới.

Thể Howell-Jolly

  • Sau khi phẫu thuật cắt lách;
  • Thiếu máu tán huyết;
  • Thiếu máu do hồng cầu khổng lồ;
  • Thiếu chức năng hoạt động lách (sau khi nhồi máu lách).

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!