Sức khỏe

Kĩ thuật y tế A-Z - 11/24/2024

Tên kỹ thuật y tế: Công thức máu (CBC) Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu

Tên kỹ thuật y tế: Công thức máu (CBC)

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Công thức máu (CBC) là gì?

Công thức máu (CBC) cung cấp những thông tin quan trọng về loại và số lượng tế bào trong máu, nhất là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Công thức máu (CBC) giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân những triệu chứng như suy yếu, mệt mỏi, xuất hiện những mảng bầm tím. Công thức máu (CBC) giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh như bệnh thiếu máu, nhiễm trùng, và những chứng rối loạn khác.

Công thức máu (CBC) sẽ cho biết những chỉ số sau đây:

  • Số bạch cầu (WBC, leukocyte);
  • Phần tram từng loại bạch cầu (WBC differential);
  • Số hồng cầu (RBC);
  • Dung tích hồng cầu (HCT, packed cell volume, PCV);
  • Hemoglobin (Hgb);
  • Chỉ số hồng cầu;
  • Đếm số tiểu cầu (thrombocyte);
  • Khối lượng tiểu cầu bình (MPV).

Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên cùng lúc với xét nghiệm công thức máu (CBC). Trong xét nghiệm phết máu ngoại biên, bác sĩ sẽ lấy một giọt máu, sau đó dàn nó trên một miếng kính mỏng và đem đi nhuộm với một loại chất nhuộm đặc biệt. Miếng kiếng mỏng sẽ được nhìn dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ ghi lại số lượng, kích thước, hình dáng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tế bào máu với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau có thể là dấu hiệu của những bệnh về máu, như bệnh bạch cầu, sốt rét, hồng cầu hình liềm.

Khi nào bạn nên thực hiện công thức máu (CBC)?

Công thức máu thực chất là một xét nghiệm máu được thực hiện vì nhiều lý do:

  • Khám sức khỏe tổng quát: xét nghiệm này là một phần của quá trình khám tổng quát.
  • Chẩn đoán một số bệnh lý: bác sĩ sẽ khuyên bạn làm công thức máu nếu bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức, sốt, viêm nhiễm, hay bị bầm tím hay chảy máu. CBC giúp chẩn đoán nguyên nhân của những triệu chứng và dấu hiệu trên.
  • Theo dõi tình trạng sức khoẻ: nếu bạn bị chẩn đoán chứng rối loạn về máu và làm ảnh hưởng tới số lượng tế bào máu, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thử máu để theo dõi tình trạng bệnh của bạn.
  • Theo dõi phương pháp điều trị: CBC được dùng để theo dõi tình trạng sức khoẻ của bạn nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh khác nhưng có ảnh hưởng tới số lượng tế bào máu.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện công thức máu (CBC)?

Nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến sự tăng hay sự giảm số lượng tế bào trong cơ thể. Một vài bệnh lý cần được điều trị, trong khi số khác sẽ tự khỏi.

Truyền máu gần đây cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả của công thức máu (CBC).

Khoảng bình thường của xét nghiệm công thức máu (CBC) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác với người lớn. Phòng xét nghiệm sẽ cung cấp phạm vi trị số bình thường cho từng độ tuổi khác nhau, và bác sĩ sẽ tham khảo dựa trên những con số này này khi phân tích công thức máu.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện công thức máu (CBC)?

Nếu mẫu máu của bạn chỉ được sử dụng để làm công thức máu thì bạn không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên đa số trường hợp bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để làm thêm nhiều xét nghiệm khác cùng một lúc. Đôi khi những xét nghiệm kèm thêm đó yêu cầu bạn phải nhịn đói trước khi lấy máu. Nên tốt hơn hết là bạn hãy hỏi bác sĩ và theo sự hướng dẫn của bác sĩ về việc ăn uống trước khi lấy máu.

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện công thức máu (CBC) như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ lấy máu bằng cồn;
  • Đưa kim vào tĩnh mạch. Có thể đâm kim nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Rút nòng để lấy máu;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Ép miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện công thức máu (CBC)?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Gía trị bình thường phụ thuộc vào tuổi, giới tịnh, độ cao so mới mực nước biển nơi bạn sống thế nào, và loại máu mẫu thử. Bác sĩ sẽ sử dụng các thông tin từ công thức máu(CBC) để kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Ví dụ, số hồng cầu (RBC), hemoglobin (Hgb), và hematocrit (HCT) là những giá trị quan trọng để chuẩn đoán người đó có bị thiếu máu hay không, nhưng xét nghiệm phết máu ngoại biên giúp chẩn đoán chính xác hơn và cho thấy những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Để xác định tình trạng bạch cầu trong máu của bạn có bình thường không, bác sĩ sẽ nhìn vào số lượng bạch cầu và phần trăm từng loại bạch cầu trong máu. Nhờ có phần trăm từng loại, bác sĩ sẽ tính được số lượng từng loại bạch cầu từ đó so sánh số đó với giá trị bình thường

Khi mang thai, số liệu về giá trị dưới đây có thể thay đổi. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những giá trị bình thường trong kỳ ba tháng của thai kì.

Đếm số bạch cầu (WBC, leukocyte)

Nam giới và phụ nữ không mang thai: 5,000–10,000 bạch cầu trên milimét khối (mm 3 ) hoặc 5.0–10.0 x 10 9 bạch cầu trên lít (l).

Loại bạch cầu (WBC differential)

Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil – NEU) 50%–62%

Bạch cầu đũa (Band) 3%–6%

Bạch cầu lympho (LYM) 25%–40%

Bạch cầu mono (MONO) 3%–7%

Bạch cầu ái toan (EOS) 0%–3%

Bạch cầu ái kiềm (BASO) 0%–1%

Đếm số hồng cầu (RBC)

Nam giới: 4.5–5.5 triệu RBCs trên microliter (mcl) hoặc 4.5–5.5 x 10 12 /liter (l)

Phụ nữ: 4.0–5.0 triệu RBCs trên mcl hoặc 4.0–5.0 x 10 12 /l

Trẻ em: 3.8–6.0 triệu RBCs trên mcl or 3.8–6.0 x 10 12 /l

Trẻ sơ sinh: 4.1–6.1 triệu RBCs trên mcl or 4.1–6.1 x 10 12 /l

Hematocrit (HCT)

Nam giới: 42%–52% hoặc 0.42–0.52 tỉ lệ thể tích

Phụ nữ: 36%–48% hoặc 0.36–0.48 tỉ lệ thể tích

Trẻ em: 29%–59% hoặc 0.29–0.59 tỉ lệ thể tích

Trẻ sơ sinh: 44%–64% hoặc 0.44–0.64 tỉ lệ thể tích

Hemoglobin (Hgb)

Nam giới: 14–17.4 grams trên deciliter (g/dl) hoặc 140–174 grams trên liter (g/l)

Phụ nữ: 12–16 g/dl hoặc 120–160 g/l

Trẻ em: 9.5–20.5 g/dl hoặc 95–205 g/l

Trẻ sơ sinh: 14.5–24.5 g/dl hoặc 145–245 g/l

Nhìn chung, nồng độ haemoglobin bình thường bằng 1/3 giá trị của haematocrit.

Chỉ số hồng cầu

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)—người lớn: 84–96 femtoliters (fl)

Số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH)—người lớn: 28–34 picograms (pg) trên tế bào

Nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCHC)—người lớn: 32–36 grams trên deciliter (g/dl)

Khoảng phân bố hồng cầu (RDW)

Bình thường: 11.5%–14.5%

Số lượng tiểu cầu – PLT

Người lớn: 140,000–400,000 tiểu cầu trên mm 3 hoặc 140–400 x 10 9 /l

Trẻ em: 150,000–450,000 tiểu cầu trên mm 3 hoặc 150–450 x 10 9 /l

Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV)

Người lớn: 7.4–10.4 mcm 3 hoặc 7.4–10.4 fl

Trẻ em: 7.4–10.4 mcm 3 hoặc 7.4–10.4 fl

Xét nghiệm phết máu ngoại biên

Bình thường: Tế bào máu bình thường về hình dạng, kích thước, màu sắc và số lượng.

Giá trị cao

Hồng cầu (RBC)

Tình trạng dẫn tới giá trị RBC cao là do hút thuốc, tiếp xúc nhiều với carbon monoxide, bệnh về phổi mãn tính, bệnh về thận, ung thư, một vài loại bệnh về tim, nghiện chất cồn, bệnh về gan, rối loạn hiếm ở tuỷ (polycythemia vera ), hay rối loạn hiếm ảnh hưởng tới khả năng liên kết với oxi của hemoglobin.

Tình trạng ảnh hưởng tới lượng nước trong cơ thể cũng có thể dẫn tới giá trị RBC cao. Những tình trạng này bao gồm mất nước, tiêu chảy hay nôn mửa, chảy mồ hôi nhiều, hay dùng thuốc lợi tiểu. Thiếu nước trong cơ thể sẽ làm khối lượng RBC tăng cao, gọi là đa hồng cầu giả.

Bạch cầu (WBC, leukocyte)

Tình trạng dẫn tới giá trị WBC cao bao gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm, tổn thương tới mô cơ thể (như đau tim), áp lực về thể chất và tinh thần (như sốt, chấn thương, phẫu thuật), suy thận, bệnh lao (TB), viêm khớp dạng thấp, suy dinh dưỡng, bệnh bạch cầu, hay một số căn bệnh như ung thư.

Sử dụng corticosteroid, tuyến thượng thận hoạt động kém, vấn đề về tuyến giáp, một số loại thuốc, hay cắt bỏ lá lách dẫn tới giá trị WBC cao.

Tiểu cầu

Giá trị tiểu cầu cao có thể nhận thấy thông qua chảy máu, thiếu sắt, một số loại bệnh như ung thư, hay vấn đề về tuỷ xương.

Giá trị thấp

Hồng cầu (RBC)

Thiếu máu làm giảm giá trị RBC. Thiếu máu gây ra do chảy máu kinh nguyệt, loét dạ dày, ung thư ruột, bệnh viêm ruột, khối u, bệnh Addison, Thalassemia , ngộ độc chì, bệnh hồng cầu hình liềm, hay phản ứng với chất hoá học và thuốc. Giá trị RBC thấp có thể nhận thấy nếu đã cắt bỏ gan.

Thiếu chất axit folic hay vitamin B12 dẫn tới bệnh thiếu máu (chẳng hạn như bệnh thiếu máu ác tính – một bệnh liên quan đến khả năng hấp thụ vitamin B12).

Chỉ số RBC và phết máu ngoại biên tìm ra nguyên nhân của tình trạng thiếu máu.

Bạch cầu (WBC, leukocyte)

Những tình trạng hạ giá trị WBC bao gồm hoá trị, phản ứng với thuốc, thiếu máu bất sản, nhiễm virut, sốt rét, lạm dụng thức uống có cồn, AIDS, bệnh lở da, hay hội chứng Cushing.

Gan to cũng làm hạ giá trị WBC.

Tiểu cầu

Giá trị tiểu cầu thấp xảy ra khi đang mang thai hay suy giảm tiểu cầu vô căn (ITP) và những bệnh lý khác ảnh hưởng tới cách tạo ra tiểu cầu và tiêu diệt tiểu cầu.

Gan to cũng làm hạ giá trị tiểu cầu.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Review Date: November 19, 2015   |   Last Modified: November 19, 2015

Nguồn tham khảo

CBC blood test. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003642.htm. Ngày truy cập 26/10/2015

Complete Blood Count. http://labtestsonline.org/understanding/analytes/cbc/tab/test/. Ngày truy cập 26/10/2015

Complete blood count. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/complete-blood-count/basics/how-you-prepare/prc-20014088. Ngày truy cập 26/10/2015

Complete blood count (CBC). http://www.webmd.com/a-to-z-guides/complete-blood-count-cbc?print=true. Ngày truy cập 26/10/2015

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!