Tác dụng tuyệt vời của “thần dược” cỏ mực (Phần 1)

Dinh dưỡng - 04/26/2024

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) là một loài cây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng tuyệt vời của "thần dược" cỏ mực nhé.

Cỏ mực − hay còn gọi là cỏ nhọ nồi − là một loài cây thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khẻe cho cơ thể. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tác dụng tuyệt vời của cỏ mực nhé.

Cỏ mực − tên khoa học Eclipta prostrata − là loài cây được sử dụng để điều chế các bài thuốc truyền thống ở các nước châu Á cũng như bài thuốc cổ truyền Ấn Độ chuyên trị các bệnh liên quan đến gan. Đây là một loài cây họ hoa hướng dương và cũng được biết đến như một loài cây họ cúc.

Khoa học đã cho rằng cỏ mực không đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vài nghiên cứu được đăng gần đây đã chỉ ra lợi ích tiềm ẩn của cỏ mực mà chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này.

Tốt cho gan

Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những lợi ích của cỏ mực đối với gan và chỉ ra khả năng chữa các bệnh về gan như vàng da, viêm gan và góp phần giúp gan tiêu trừ độc tố của loại cỏ này.

Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm trên động vật, đều khẳng định rằng cỏ mực có chức năng bảo vệ gan tốt. Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cũng chứng minh rằng tác dụng bảo vệ gan của cỏ mực. Các nhà nghiên cứu đã tiêm chất độc cho gan (CCL4) vào chuột, sau đó cho một số con ăn chiết xuất lá cỏ mực và kết quả cho thấy khả năng tử vong giảm đi đáng kể từ 77% xuống còn 22%.

Tác dụng kháng vi sinh vật

Một trong các lợi ích của cỏ mực mà người xưa thường dùng chính là dùng nó để chống nhiễm trùng. Nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích này của cỏ mực là có cơ sở khoa học. Bằng chứng là một nghiên cứu đăng năm 2011 đã điều tra về tác dụng của các loài thực vật trong việc chống nhiễm trùng, bao gồm cây cỏ mực. Cây cỏ mực được chứng minh là có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm các loại vi khuẩn bình thường và cả loại vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli.

Giúp giảm đau

Cỏ mực tươi thường được dùng để trị đau răng trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. Một vài nghiên cứu khác đã phân tích sâu hơn về tác dụng giảm đau “thần kỳ” của loài cây này. Các thí nghiệm về giảm đau khác nhau trên chuột cho thấy cỏ mực có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc giảm đau codenei và aspirin.

Các nghiên cứu khác cũng chứng minh tác dụng giảm đau của cỏ mực là nhờ có chứa tinh chất ethanol và ancaliot. Chính vì những bằng chứng này, bạn có thể dùng cỏ mực để giảm đau thay vì dùng các loại thuốc giảm đau thông thường.

Tốt cho tiêu hóa

Theo các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ, ăn cỏ mực tươi có thể trị bệnh khó chịu dạ dày. Nó cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa như chứng táo bón và khó tiêu. Theo “tri thức cuộc sống”, loài cây này giúp hồi phục sự cân bằng của hệ tiêu hóa vì nó giàu các hợp chất hữu cơ và hóa học.

Chữa các bệnh rối loạn hô hấp

Cỏ mực chứa thành phần làm tan đờm, do đó có khả năng trị các cơn ho xung huyết do cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và nhiễm trùng ngực. Nhờ có chứa thành phần kháng vi sinh vật, cỏ mực còn giúp loại bỏ nhiễm trùng trong khi làm dịu niêm dịch và đờm.

Chưa dừng lại ở đó, cỏ mực còn nhiều công dụng sức khỏe khác mời bạn tìm hiểu ở phần 2.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 6 căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ
  • Giảm đau hiệu quả với 11 loại thực phẩm sau đây
  • Bạn có biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!