Cúm thông thường
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho biết hoóc-môn nữ estrogen làm giảm sự nhân bản của vi-rút cúm A. Mặc dù nam giới cũng sản sinh estrogen đến một mức độ nhất định, nhưng nó không có tác dụng bảo vệ chống lại nhân bản vi-rút cúm A. Điều này có nghĩa nam giới dễ bị cúm hơn so với phụ nữ.
Ung thư
Các nghiên cứu liên tục phát hiện thấy rằng nam giới dễ bị ung thư hơn so với phụ nữ mặc dù một số loại ung thư phổ biến hơn ở phụ nữ. Những loại ung thư nam giới dễ mắc bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và ung thư thực quản. Các nhà nghiên cứu cho biết nam giới có nguy cơ bị những loại ung thư này cao hơn phụ nữ gấp 2-4 lần.
Nam giới với lối sống không lành mạnh có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm hơn nữ giới (ảnh: Internet)
Rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ nam dễ bị tự kỷ hơn trẻ nữ chủ yếu là vì trẻ nữ thường có chất xám trong não nhiều hơn so với trẻ nam sinh cùng thời điểm.
Bệnh tiểu đường
Nam giới dễ bị bệnh tiểu đường týp 2 hơn so với phụ nữ. Một nghiên cứu đăng trên tờ Diabetologia chỉ ra rằng về mặt sinh học, nam giới dễ bị tiểu đường sau khi nghiên cứu hơn 95.000 nam giới và phụ nữ chung sống với căn bệnh do lối sống này.
Bệnh thận
Hãy chăm sóc cho thận của bạn vì các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nam giới dễ bị bệnh thận giai đoạn cuối. Bệnh thận giai đoạn cuối xảy ra khi thận không thể hoạt động được nữa và đó cũng là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính.
Nghiện rượu
Nam giới có xu hướng uống nhiều rượu hơn và có nhiều nam giới nghiện rượu hơn so với nữ giới. Nghiện rượu không còn được coi là một thói quen xấu mà là một căn bệnh mạn tính.
Rối loạn nhân cách chống xã hội
Đây là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật.
Tỷ lệ rối loạn nhân cách chống xã hội được báo cáo là 2-4% ở nam giới và chỉ 0,5-1% ở nữ giới. Rối loạn nhân cách này được kết hợp với mô hình hành vi vô trách nhiệm và vô tội. Những người bị rối loạn nhân cách chống xã hội thường vi phạm pháp luật nhiều hơn.
BS Tuyết Mai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!