Tại sao khi mang thai lại có cảm giác ớn lạnh ?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/15/2024

Vì sao khi mang thai bạn hay có cảm giác ớn lạnh? Cảm giác ớn lạnh, người run rẩy, tay chân lạnh ngắt...dù nhiệt độ môi trường bình thường... Đó có thể là những biểu hiện bất thường và bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân đặc biệt là trong thời kì mang thai.

Vì sao khi mang thai bạn hay có cảm giác ớn lạnh? Cảm giác ớn lạnh, người run rẩy, tay chân lạnh ngắt...dù nhiệt độ môi trường bình thường... Đó có thể là những biểu hiện bất thường và bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân đặc biệt là trong thời kì mang thai.

Hôm nay, hãy cùng Lily & WeCare giải đáp những thắc mắc đó nhé

Cảm giác ớn lạnh ở phụ nữ mang thai là gì?

Ớn lạnh là tình trạng các bộ phận trên cơ thể cảm thấy lạnh, bủn rủn trong khi cơ thể đã được giữ ấm hoặc môi trường bên ngoài bình thường. Khi cảm thấy ớn lạnh mặc dù nhiệt độ bên ngoài bình thường có thể do bạn đang gặp một trong những tình trạng sau.

Phần lớn trường hợp thai phụ bị ớn lạnh trong 3 tháng đầu là do sự thay đổi hormone thai nghén. Điều này bình thường và tương tự như chứng nghén, tức là sang đến quý II, cảm giác ớn lạnh sẽ giảm dần và mất hẳn.

Bị lạnh khi mang thai là triệu chứng không hiếm gặp ở một số bà bầu. Cảm giác ớn lạnh khi có bầu khiến cho giấc ngủ không được sâu, cơ thể trở nên yếu hơn rất nhiều.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ớn lạnh

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Có tới 10% thai phụ mắc nhiễm trùng tiết niệu tại một số thời điểm trong thai kỳ. Hệ thống đường tiết niệu gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống này. Hầu hết nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng bàng quang và thường không nghiêm trọng nếu được điều trị bằng kháng sinh và uống nhiều nước.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng bàng quang có thể lan tới thận, gây một số biến chứng như sinh non, bé nhẹ cân, nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng tiết niệu thường không triệu chứng nhưng một số trường hợp, nó có dấu hiệu như buồn tiểu, cảm giác nóng (bỏng) khi tiểu, nước tiểu đục có lẫn máu, sốt, ớn lạnh và đau vùng chậu.

Tại sao khi mang thai lại có cảm giác ớn lạnh ?

Nhiễm virus ở hệ tiêu hóa

Tiêu chảy và nôn ói có thể do nhiễm virus ở hệ tiêu hóa, gây hậu quả nghiêm trọng cho thai phụ nếu không được điều trị (do mất nước, gây có thắt và có thể khiến sinh non). Triệu chứng khác gồm hạ đường huyết, chóng mặt, suy nhược, ngất xỉu và nghiêm trọng là mất cân bằng điện giải.

Nhiễm virus đường ruột nhẹ có thể tự khỏi nếu được bù nước và ăn chế độ gồm gạo, chuối, sốt táo và bánh mỳ nướng. Nếu bạn nôn nhiều, nôn ra máu, mất nước (tiểu ít hoặc không tiểu, khô miệng, khát nước, chóng mặt); hoặc bị sốt... thì nên đi khám.

Nhiễm trùng hô hấp trên

Đường hô hấp trên gồm các xoang, mũi, họng, thanh quản. Khi nhiễm trùng hô hấp trên, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm như chảy mũi, đau họng, ho, khó thở.

Tuy nhiên, nhiễm trùng hô hấp trên không nghiêm trọng như cúm và dễ điều trị hơn. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể kéo dài 3-14 ngày, bạn có thể tự nghỉ ngơi tại nhà, không cần dùng thuốc điều trị. Nếu bệnh nặng hay kéo dài thì có thể bạn bị nhiễm trùng nặng (viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng hay viêm phổi) và cần đi khám.

Nhiễm trùng ối

Ngoài sốt cao, ớn lạnh, nhiễm trùng ối có thể gây đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tiết dịch âm đạo bất thường, co thắt tử cung... Khi đó, người mẹ cần được chỉ định dùng kháng sinh.

Nếu nhiễm trùng ối nặng hoặc không được điều trị, người mẹ có thể bị nhiễm trùng vùng chậu và bụng, viêm nội mạc tử cung và cục máu đông; em bé chào đời có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não và các vấn đề về hô hấp.

Tại sao khi mang thai lại có cảm giác ớn lạnh ?

Phải làm sao để giảm cảm giác bị ớn lạnh khi mang thai?

Đối với những người thường xuyên cảm thấy lạnh, điều đầu tiên cần làm là cần có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm đầy đủ lượng protein, vitamin, chất béo và các khoáng chất khác. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ đảm bảo duy trì trọng lượng và nhiệt độ cơ thể thích hợp.

- Không được bỏ bất kì bữa ăn nào. Nếu bỏ một bữa ăn, cơ thể bạn sẽ không có đủ năng lượng và do đó sẽ tạo ra rất ít nhiệt, khiến bạn luôn bị lạnh.

- Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập cho tim mạch. Điều này có lợi cho các mao mạch và cải thiện lưu thông nói chung. Các bác sĩ nói rằng hình thức thể dục tốt nhất là bơi lội.

- Massage tay và bàn chân ngay lập tức, sau khi bạn cảm thấy lạnh . Tự xoa bóp với dầu và hạt tiêu đen, gừng, quế hoặc cũng sẽ giúp làm ấm bàn tay và bàn chân của bạn.

- Sử dụng nước ấm khi tắm, rửa mặt hoặc đánh răng (cho dù đó là mùa hè) để giảm thiểu cảm giác bị ớn lạnh.

- Tránh uống nước hoặc sử dụng đồ ăn lạnh.

- Giữ ấm cơ thể cho dù bạn phải mặc áo len mỏng hoặc đắp chăn ấm trong thời tiết mùa hè.

Tại sao khi mang thai lại có cảm giác ớn lạnh ?

Dấu hiệu bạn nên đi khám

- Thân nhiệt cao thường kèm theo cảm giác bạn bị ớn lạnh hay bị sốt. Nhiều khả năng bạn có thể mắc một chứng bệnh truyền nhiễm.

- Nhóm thai phụ bị huyết áp thấp hoặc thiếu canxi cũng có thể xuất hiện dấu hiệu bị ớn lạnh. Trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức cần thiết trong quá trình mang thai.

Xem thêm:

  • Phụ nữ mang thai bị thiếu máu nên ăn gì?
  • Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa thiếu máu khi mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!