Tại sao lại mắc bệnh ghẻ?

Kiến Thức Y Học - 01/10/2025

Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên hay gặp vào mùa xuân-hè. Ở những nước kém phát triển điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch địa phương. Ở nước ta bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả ở những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách phòng tránh cũng như điều trị tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vì vậy, Lily & WeCare sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh ghẻ qua bài viết dưới đây.

Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên hay gặp vào mùa xuân-hè. Ở những nước kém phát triển điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch địa phương. Ở nước ta bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả ở những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách phòng tránh cũng như điều trị tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vì vậy, Lily & WeCare sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh ghẻ qua bài viết dưới đây.

Tại sao lại mắc bệnh ghẻ?

1. Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là chứng bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng trên da do ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabiei, họ Hominis) gây ra, có kích thước khoảng l/4mm. Nếu nhìn bằng mắt thường thì có thể trông thấy chúng như những chấm trắng đục di chuyển về ban đêm.

Ban ngày con ghẻ sẽ ngủ yên trong hang chính là những mụn nước nhỏ, ban đêm chúng chui ra khỏi hang và đẻ trứng ở những rãnh nhỏ trên da của người bệnh.

Những ký sinh trùng này thường đào hang rãnh ở trên da khiến người bệnh nhiễm trùng và ngứa ngáy khó chịu. Bệnh ghẻ được tìm thấy từ thế kỷ thứ 16 tuy nhiên mãi đến năm 1934 các chuyên gia mới tìm ra được loại ký sinh trùng gây ra bệnh ghẻ ở người.

Tại sao lại mắc bệnh ghẻ?

Thời kỳ ủ bệnh ghẻ có thể thay đổi khác nhau từ 2 đến 40 ngày, thời gian trung bình từ 10 đến 15 ngày. Lúc đầu người bệnh sẽ thấy ngứa ở các kẽ như kẽ dưới vú (ở phụ nữ), kẽ ngón tay, kẽ mông ở trẻ em, rãnh bao quy đầu (nam giới)... Tình trạng ngứa khắp người và ngứa nhiều về ban đêm.

Bệnh ghẻcó thể lây cho người khác do bị con ghẻ trực tiếp bò từ người bệnh sang hoặc do trứng nở thành con ghẻ. Chính vì thế, nếu trong gia đình hoặc tập thể có một người bị bệnh ghẻ thường rất dễ lây qua những người khác do sinh hoạt chung đụng, dùng chung áo quần, khăn tắm, nằm chung giường...

2. Các nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Ghẻ cái gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da. Con cái có kích thước từ 0,3 - 0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2 - 3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4 - 6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày.

Bệnh ghẻ lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ. Thông thường là do nằm chung giường, mặc chung quần áo... Bệnh được lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình. Bệnh ghẻ cũng là một loại bệnh nằm trong nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Người mới lần đầu bị bệnh ghẻ không có biểu hiện ngứa trong vòng 2 tuần đầu. Với những người tái nhiễm thì ngược lại, ngứa dữ dội ngay khi bị cái ghẻ xâm nhập vào da. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2 - 3 ngày. Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm) nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da

Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các mụn nước nhỏ ở kẽ tay, các nếp gấp bàn tay và ngón tay, vùng thắt lưng, háng... Gây ngứa ngáy nhiều nhất về ban đêm.

Tại sao lại mắc bệnh ghẻ?

3. Triệu chứng ghẻ ngứa

Biểu hiện của bệnh ghẻngứa là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở kẽ tay, bàn tay và ngón tay, bẹn vùng thắt lưng... Đối với người lớn, thường tập trung ở một số các bộ phận trên cơ thể còn với trẻ em thì mụn ngứa mọc khắp người. Bệnh ghẻ ngứa nhiều nhất về ban đêm.

Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều, gây xước da làm nhiễm khuẩn và có thể gây biến chứng viêm cầu thận

Ghẻ ngứa có những đợt tái phát theo chu kỳ. Vì thế, người bệnh lầm và cố gắng tìm nhiều phương pháp chữa trị khác nhưng vẫn không hết ngứa, sau đó sẽ bị chuyển sang giai đoạn có biến chứng.

4. Nguyên tắc chữa trị ghẻ ngứa

Hạn chế cào gãi, chà xát quá mạnh vào vùng da bị bệnh khiến các tổn thương bị loét, gây nhiễm khuẩn.

Ngay khi có dấu hiệu cần được điều trị sớm, không kéo dài thời gian.

Bôi thuốc tại chỗ ngày 3 lần, bôi thuốc liên tục, đặc biệt là vào buổi tối.

Bên cạnh việc điều trị tại chỗ cần kết hợp bổ sung các vitamin B, C, kẽm, sắt...

Tóm lại, bệnh ghẻ là bệnh rất thường gặp, lây truyền, khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân. Bệnh có thể có biến chứng, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu. Vì vậy khi có dấu hiệu của ghẻ, Lily & WeCare khuyên các bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!