Tại sao mẹ đi đẻ bị rạch tầng sinh môn?

Kiến Thức Y Học - 04/20/2024

Sự đau đớn từ việc rạch tầng sinh môn đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều bà mẹ từng “vượt cạn”. Tuy nhiên, có phải ai khi đẻ cũng phải rạch tầng sinh môn hay không? Tại sao phải rạch tầng sinh môn? Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp cho các mẹ làm rõ vấn đề này.

Sự đau đớn từ việc rạch tầng sinh môn đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều bà mẹ từng “vượt cạn”. Tuy nhiên, có phải ai khi đẻ cũng phải rạch tầng sinh môn hay không? Tại sao phảirạch tầng sinh môn? Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp cho các mẹ làm rõ vấn đề này.

1. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn có chiều dài 3-5cm, là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn. Rạch tầng sinh môn giúp cho bé chào đời nhanh chóng, tránh trường hợp sản phụ cố rặn để làm rách tầng sinh môn. Trong những ca sinh thông thường, tử cung của mẹ sẽ dần rộng mở để cơ thể thai nhi dễ dàng chui ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi thừa cân hoặc đầu quá to khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn. Lúc này, các bác sỹ sẽ phải thực hiện thủ thuậtrạch tầng sinh mônđể em bé chui ra ngoài.

Tại sao mẹ đi đẻ bị rạch tầng sinh môn?

2. Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn?

Khi mang thai theo tự nhiên, âm đạo sẽ tự động mở các lớp cơ ở giữa rộng ra, tạo đường để thai nhi chui qua. Tuy nhiên, mặc dù âm đạo của mẹ đã giãn ra theo sinh lý bình thường nhưng không phải việc sinh nở cũng suôn sẻ. Trong thực tế khi chào đời, đường kính đầu của em bé sẽ vào khoảng 10cm, lớn hơn so với độ mở tử cung của mẹ. Do vậy, để việc sinh thường diễn ra một cách suôn sẻ hơn, các nữ hộ sinh thường sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn. Thủ thuật này sẽ được áp dụng ở hầu hết sản phụ, chỉ trừ những trường hợp phụ nữ thuộc dạng vô cùng dễ sinh và không cần rạch tầng sinh môn.

Những trường hợp chắc chắn phải rạch tầng sinh môn

Những mẹ bầu có độ co giãn và linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo hẹp hay đáy chậu bị phù nề

Đường kính đầu của bé quá to cộng với số các cơn co của mẹ không mạnh và nhiều khiến cho em bé có thể bị chặn lại ở đáy chậu.

Những mẹ bầu mang thai từ 35 tuổi trở lên, mắc bệnh tim, huyết áp thai kỳ

Thai nhi có hiện tượng bất thường như thiếu oxy máu, nhịp tim có dấu hiệu bất thường, ối đục hoặc bị trộn với phân su.

Tại sao mẹ đi đẻ bị rạch tầng sinh môn?

3. Cách chăm sóc tầng sinh môn sau khi sinh

Chăm sóc tầng sinh môn để tránh nhiễm trùng là một việc vô cùng quan trọng mà chị em cần chú ý.

– Khi vệ sinh, để tránh đau đớn, chị em nên ngồi lên bồn vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày thay vì ngồi xổm. Lấy một cốc nước ấm đổ từ từ vào giữa hai chân, bắt đầu xoa rửa nhẹ nhàng vùng kín.

– Dùng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước đun sôi... để vệ sinh vùng kín. Nếu sử dụng băng vệ sinh thì phải thay băng thường xuyên. Nên vệ sinh vùng kín 3 lần/ngày.

– Đi tiểu trong khi tắm giúp cho chị em đỡ cảm giác xót và buốt.

– Sau khi đi tiểu, vệ sinh sạch sẽ âm đạo rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Mẹ có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen vào để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu tầng sinh môn

– Nên mặc đồ lót thoáng và sạch sẽ, quần lót dùng một lần hoặc các loại quần lót bông, cotton thoải mái có eo cao.

– Đi lại nhẹ nhàng. Điều này giúp làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và khiến vết thương mau lành.

– Ăn nhiều thức ăn có tác dụng nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn làm bạn phải rặn mạnh khi đi ngoài khiến vết thương khó lành hơn

– Kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết khâu hồi phục, liền sẹo và không còn đau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!