Trong năm 2014, người Đan Mạch được cho là nói tiếng Anh tốt thứ 2 thế giới. 2 năm sau đó, Thụy Điển đã giành lấy ngôi vị này. Thực tế, gần như bất kỳ ai bạn gặp ở Scandinavian (khu vực thuộc Bắc Âu gồm 3 nước Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch) cũng đều nói tiếng Anh thành thạo như ngôn ngữ bản địa của họ. Vậy bí quyết ở đây là gì?
Học ngôn ngữ là ưu tiên hàng đầu tại trường học
Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch là những quốc gia nổi tiếng về hệ thống trường học công. Lớp học ở đây thường có kích thước nhỏ nhằm khuyến khích học sinh học tập.
Đa phần tại những trường này, tiếng Anh được giảng dạy trong suốt những năm học cấp 1. Trong khi người Đan Mạch bắt đầu học tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài từ năm lớp 3 thì người dân Na Uy bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 2 – 7. Còn tại Thụy Điển, tiếng Anh được coi là môn học chính, cùng với tiếng Thụy Điển và toán học.
Dẫu vậy, chỉ học ở trường rõ ràng không thể giúp người dân những nước này nói tiếng Anh thành thạo.
Lợi ích không thể chối bỏ của việc nói được tiếng Anh
Lý do chính khiến người Bắc Âu muốn nói thành thạo tiếng Anh không hề ngạc nhiên. Biết tiếng mẹ đẻ dĩ nhiên mang lại nhiều lợi ích, nhất là về phương diện văn hóa và cộng đồng. Vậy khi tới một quốc gia khác thì sao? Hiện nay tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế vì vậy rõ ràng việc coi đây là ngôn ngữ thứ 2 là cần thiết nếu muốn duy trì vị thế trên phạm vi toàn cầu.
Người Bắc Âu thích trải nghiệm văn hóa độc đáo, đó là động lực giúp họ học tiếng Anh (Ảnh minh họa: Internet)
Người Bắc Âu thích đi du lịch
Theo một nghiên cứu gần đây, cả 3 nước Bắc Âu đều nằm trong top 5 quốc gia thích đi du lịch. Tại sao người dân tại những quốc gia nhỏ bé như vậy lại thích du lịch?
Trong khi chỉ có 38% người Mỹ sử dụng hộ chiếu trong năm 2015. Với hơn 50 bang, người Mỹ có nhiều lựa chọn như nghỉ trên bãi biển hay leo núi… ngay tại những địa điểm khác nhau trong đất nước của mình.
Tuy nhiên, người dân Bắc Âu không như vậy. Họ lựa chọn những trải nghiệm văn hóa độc đáo. Trong khi đó, tiếng Anh hiện là ngôn ngữ phổ biến thứ 3 trên thế giới, chính vì vậy với đa phần những người yêu thích du lịch, sự hữu ích của việc có thể nói tiếng Anh thành thạo là không thể chối bỏ.
Tiếng Anh là bàn đạp giúp thúc đẩy kinh doanh
Một lý do nữa khiến người Bắc Âu thích học tiếng Anh là bởi nó sẽ giúp họ đạt được những thỏa thuận kinh doanh tốt hơn, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Những đất nước ở Bắc Âu đều có nguồn tài nguyên hết sức phong phú, đặc biệt là dầu mỏ. Trong khi đó, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới của họ chính là Mỹ.
Tốc độ phát triển kinh tế của Na Uy đặc biệt phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên, từ dầu lửa đến đánh bắt cá. Họ cũng là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Đan Mạch xếp thứ 32 trong danh sách những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Thụy Điển không giàu có về dầu mỏ nhưng lại là đất nước nổi tiếng với thiết bị nội thất IKEA.
Khi nền kinh tế của những quốc gia nhỏ như vậy phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, họ buộc phải nỗ lực nói thành thạo ngôn ngữ của đất nước nhập khẩu nhiều nhất từ quốc gia mình.
'Đắm chìm' trong tiếng Anh
Điều chính xác khiến người Bắc Âu thành công đặc biệt trong việc học tiếng Anh có lẽ là bởi ngôn ngữ này hiện diện ở khắp mọi nơi.
Người dân các nước thuộc Bắc Âu thực tế sử dụng một lượng lớn các phương tiện truyền thông của Anh. Họ có xu hướng xem các chương trình truyền hình Anh và Mỹ. BBC – kênh truyền hình nổi tiếng của Anh thậm chí có một kênh Nordic riêng và chiếu tại cả 3 nước Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của Internet, các phương tiện truyền thông Anh lại càng dễ dàng tiếp cận lượng khán giả tại đây.
Người dân Bắc Âu chính là minh chứng hùng hồn của việc không cần rời khỏi quốc gia mình mới có thể học giỏi một ngôn ngữ nước ngoài. Kho dữ liệu khổng lồ trên Internet chính là nguồn tài nguyên vô giá dành cho họ. Một số thủ thuật có thể áp dụng gồm có:
Hãy để lựa chọn đa ngôn ngữ trên máy tính
Xem các bộ phim nước ngoài
Đừng nản lòng
Rèn luyện kỹ năng nghe thông qua nghe nhạc, radio, xem chương trình ti vi…
Đừng bắt mình phải theo đuổi một mục tiêu quá lớn. Hãy tập trung vào việc biến việc học ngôn ngữ trở thành thói quen hàng ngày, qua thời gian, nó sẽ dần tiến triển.
Cuối cùng, cần phải nhớ rằng: KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ
Không như nhiều người nghĩ, thực tế để học tốt tiếng Anh, bạn chỉ cần một chút quyết tâm, một kế hoạch tốt và mục tiêu rõ ràng. Qua thời gian, bạn sẽ nhận được sự đền đáp xứng đáng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!